Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009

MÔ HINH NUÔI KỲ NHÔNG MỚI Ở QUẬN 9

Thời gian gần đây, nghề nuôi nhông được nhiều hộ dân ở Phường Tân Phú, Quận 9. Đây là một trong những mô hình nuôi nhông mới, không dùng cát đã được thử nghiệm thành công. Bước đầu, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tân Phú là một trong những phường thực hiện nhiều dự án. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể đòi hỏi vấn đề hướng dẫn người nông dân chuyển đổi từ sản xuất(SX)những sản phẩm truyền thống với diện tích đất nông nghiệp rộng sang SX những sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao với diện tích đất không nhiều là hết sức cấp bách. Thực hiện chương trình hành động của Quận Ủy về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn đến năm 2010, Hội Nông dân Quận phối hợp đảng ủy phường Tân Phú xây dựng chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên cơ sở những điều kiện tự nhiên và kinh tế của địa bàn phường; hướng dẫn và tổ chức tập huấn các lớp về khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân để nuôi trồng những loại cây con có hiệu quả kinh tế cao; khuyến khích, động viên nông dân năng động sáng tạo trong việc lựa chọn mô hình SX mới phù hợp, dễ tiêu thụ và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chương trình đã thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Một trong các mô hình chuyển đổi mới lạ đó là mô hình nuôi kỳ nhông của hộ Võ Đình Hùng.

Một lần trong chuyến đi đến Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận gặp được một số hộ nuôi kỳ nhông tại đây. Con kỳ nhông hay còn gọi là con dong thường sống dưới mặt đất và loại đất pha cát. Chúng rất sự ngập nước và mưa nhiều và rất dễ nuôi, ít tốn kém, mang lại hiệu qủa kinh tế cao, nhu cầu tiêu thụ của thị trường nhiều đặc biệt là thị trường Tp. Hồ Chí Minh. Từ đó anh Võ Đình Hùng, ngụ số 33, khu phố 2, phường Tân Phú, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh. Anh đã quyết định mang mô hình sản xuất này về thử nghiệm tại địa phương mình.


Dẫn tôi đi thăm một số hộ đang nuôi thử nghiệm trên địa bàn phường, anh Hùng kể về quá trình tìm hiểu và áp dụng mô hình này. Do tài liệu và chỉ dẫn về nuôi kỳ nhông không có nên anh phải lặn lội ra Phan Thiết để tìm hiểu và tự làm phương án kỹ thuật nuôi trình lên Hội Nông dân phường xem xét. Sau khi được chấp nhận, anh lại vận động các hội viên tiến hành nuôi thử. Hiện nay anh Hùng liên kết với một số hội viên nông dân ở Khu phố Chân Phúc Cẩm (P.Long Thạnh Mỹ - Quận 9) đã có sẵn tường rào xây để đầu tư đổ cát pha thêm vào và mua dong giống thả vào nuôi với số lượng con giống là 100 kg (2.500 con đến 3.000 con) trong một diện tích khỏang 300 m2. Để hỗ trợ cho các hội viên, Chủ tịch Hội Nông dân phường đã đứng ra bảo lãnh cho các hộ vay vốn từ các nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân Quận và nguồn vốn ủy thác Hội nông dân thành phố (hộ vay thấp nhất là 5 triệu, hộ vay cao nhất là 15 triệu)


Qua 4 tháng nuôi, hiện nay dong lớn phát triển rất nhanh, trọng lượng khoảng 05 đến 07 con/kg. Anh cho biết khoản 2 đến 4 tháng nữa có thể xuất bán được, với ước tính thu hoạch từ 500 kg đến 700 kg. Hiện tại giá bán dong thịt bỏ mối ở các nhà hàng, quán ăn trong thành phố có giá từ 240.000 đồng đến 300.000 đồng/kg (loại dong từ 3 con đến 5 con/kg). Như vậy anh ước tính sẽ thu lợi trên 100 triệu đồng trong vụ nuôi này. Qua đó kết quả cho thấy đây là một mô hình mới phát triển trên địa bàn Quận 9 và hiện có nhiều hộ ở các phường Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú A nuôi rất có hiệu quả.

Rót nước mời chúng tôi uống, anh Hùng thích thú khoe: Nuôi rất sướng, không mất nhiều công mà thức ăn cũng dễ tìm, hàng ngày anh cho người ra chợ Tân Phú nhặt những lá cải xà lách, khoai, củ, qủa, giá sống... từ các điểm bán đã dạt bỏ, mang về cho dong ăn không phải tốn tiền mua thức ăn, lại được cái không có dịch bệnh, không phải dọn vệ sinh nhiều mà tiêu thụ thì không đủ sản phẩm để bán.
Hiện nay, thịt kỳ nhông đang là món "đặc sản" được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh. Một con kỳ nhông thành phẩm nặng khoảng 1 lạng bán giá 8.000 đồng, khi chế biến thành món ăn có thể bán hơn 30.000 đồng. Chế biến cũng tương tự như rắn, bỏ đầu, ruột và các bàn chân là được. Thịt kỳ nhông trắng, ăn có mùi thơm như thịt thỏ nhưng xương giòn. Kỳ nhông sống và làm tổ trên đất cát, từ khi còn nhỏ cho tới khi thành phẩm nuôi khoảng 8 đến 10 tháng. Kỳ nhông ăn lá cây, rau, quả, uống nước ít, phân không đáng kể, môi trường sống tự nhiên không có dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc. Đặc biệt, chúng leo trèo rất giỏi và có thể nhảy xa cả mét từ cành cây này sang cây khác.
Từ khi chuyển sang nuôi kỳ nhông, chỉ một mình anh làm và một ngưòi giúp việc, chủ yếu thay nhau canh giữ là chính, buổi sáng ra chợ xin hoặc mua rau quả hỏng về bỏ vào cho chúng ăn và phun nước làm ẩm đất là xong. Hồ nuôi kỳ nhông được xây tường rào xung quanh cao 1,2m, bên trên có viền tole láng 30cm để kỳ nhông không bò được ra ngoài. Đáy hồ được lót gạch, để chừa khe hở giữa các viên gạch từ 3-6cm cho nước rút, bên trên đổ cát dày 0,6 -0, 7m cho kỳ nhông làm tổ. Có thể trồng cây hoặc dựng chòi nhỏ bên trong tạo bóng mát nhưng phải cách tường rào hơn 1m để chống không nhảy ra ngoài.

Do lợi nhuận nhiều, trong khi đầu tư vốn và công sức ít nên gia đình anh đang muốn mở rộng diện tích nuôi thêm nữa. Anh Hùng tiết lộ, ngoài 2 lần bán kỳ nhông lớn thì thỉnh thoảng gia đình anh vẫn bán một vài con để lấy tiền đi chợ. Thời gian vừa qua, nhiều người dân trong phường và các địa phương xung quanh đã tìm tới xem và học hỏi mô hình sản xuất mới.

Nhiều hộ đang muốn nuôi nhưng do khó khăn về vốn nên chưa triển khai được. Theo anh Hùng, sắp tới Hội Nông dân phường sẽ tổng kết mô hình nuôi thử nghiệm này báo cáo lên cấp trên và nhân rộng cho bà con, lấy đó làm căn cứ để đề nghị vay thêm vốn phát triển sản xuất.
Có thể thấy, mô hình nuôi kỳ nhông đang phát triển mạnh mẽ ở phường Tân Phú. Nuôi kỳ nhông mang lại hiệu quả kinh tế cao và an toàn dịch bệnh, trong khi công lao động không cần nhiều, thị trường đang hút hàng.

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2009

VƯỢT KHÓ LÀM GIÀU NHỜ NUÔI CÔN TRÙNG

Việc nuôi côn trùng làm thức ăn “những nông dân ưa làm cái mới” bắt nguồn từ suy nghĩ đó là món ăn đơn giản thường ngày ở nông thôn, khi có khách đến. Và khi thấy khen ngon bà con nông dân đã tự nghĩ “sao minh không nuôi để chế biến thức ăn và đưa vào kinh doanh?”. Chính từ suy nghĩ này Anh Nguyễn Trọng Suôn, ngụ tại tổ 6, Khu phố Long Bửu, phường Long Bình, Quận 9. Đã tạo ra việc làm mới, thu nhập cao bất ngờ cho những nông dân.

Khởi sự cho việc nuôi côn trùng làm thức ăn để kinh doanh ở Thành Phố có lẽ anh thanh niên nông dân Nguyễn Trọng Suôn, với hai bàn tay trắng vào Nam lập nghiệp, nghèo nhưng có chí làm ăn. Từ việc trông coi nhà, đất cho gia đình người anh họ, anh đã tận dụng chuồng trại heo có sẵn không sử dụng, với diện tích khỏan 200 mét anh đã quyết định đầu tư nuôi dế và bò cạp, do anh thường nghe thông tin Đài, Báo nói nuôi dế và bò cạp có hiệu quả. Năm 2006 đến nay anh đã phát triển đầu tư từ nhỏ đến lớn. Hiện nay trại dế và bò cạp của anh đã phát triển trên 200 thùng và đã có thương hiệu “Trại Dế Hương Hiền” hẳn hoi.

Số vốn và dụng cụ đầu tư nuôi dế rất đơn giản, ít tốn kém vì chỉ cần 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng là đủ để phát triển Trại Dế. Dụng cụ để nuôi Dế anh mua thùng nhựa loại 50 đến 100 lít và lồng bàn nhựa để đậy không cho dế ra. Bên trong có 1 hay 2 cái rế để dế ở, trang bị máng đựng thức ăn, nước uống cho dế, trung bình mỗi thùng nuôi vốn đầu tư từ 100.000 đồng đến 130.000 đồng. Riêng con giống, anh mua khoản 100 con dế giống về nuôi cho sinh sản, với giá 10.000 đồng /cặp. Quá trình nuôi sau khỏan 5 đến 10 ngày là dế đẻ, mỗi cặp sinh ra khỏan 200 trứng và tỷ lệ nở từ 90 đến 95%. Thức ăn của dế chủ yếu là cám thực phẩm và cỏ. Hiện tại 200 thùng dế của Trại anh mỗi ngày tiền cám từ 40.000 đồng đến 50.000 đồng chi phí cho 200 thùng. về vòng đời của dế rất ngắn chỉ sống được có 60 ngày.

Hiện nay, kết quả hàng ngày gia đình anh thu hoạch được từ 02 đến 03 kg dế thương phẩm, giá bán mỗi ký từ 150.000 đồng đến 180.000 đồng. Nguồn tiêu thụ chính của con dế là tập trung tại số nhà hàng, quán ăn ở thành phố; ngoài ra có thể cung cấp cho các điểm buôn bán chim, cá cảnh và điểm câu cá giải trí, các điểm gần cổng trường học… Ngoài 200 thùng dế nêu trên Trại của anh Suôn đang phát triển nuôi con Bò Cạp. hiện có trên 100 cặp giống sinh sản, và thời gian nuôi Bò Cạp dài hơn là 6 tháng; nhưng rất dễ nuôi, vì thức ăn của Bò cạp là tận dụng những con dế và côn trùng…Chế độ ăn rất ít do 3 ngày ăn 1 lần. Giá bán 1 con từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng, nguồn tiêu thụ chính cũng nhà hàng, quán ăn…Theo anh thì khi nuôi cần chú ý kỹ khâu thức ăn ( không dùng thức ăn hôi thiu), vệ sinh chuồng trại cho tốt là có thể thành công. Có thể nói, dế và bò cạp là 2 loại côn trùng được nuôi phổ biến trong các hộ nông dân hiện nay, bởi chúng được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon như: chiên giòn tẩm bơ, lăn bột, xào xả ớt, nướng nước mắn, kho tiêu, gỏi trộn xoài… rất hấp dẫn.
Qua thời gian nuôi, kết quả cho thấy “Trại Dế Hương Hiền” của anh Nguyễn Trọng Suôn như sau:
Vốn đầu tư không cần nhiều, có thể tận dụng chuồng trại heo không sử dụng.
Lợi nhuận hàng ngày tương đối cao. Cụ thể trại dế anh Suôn mỗi ngày trừ chi phí thức ăn, công của 2 lao động, còn lợi nhuận từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng.

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2009

Mời xem trang weblog vườn cò Hồng Ký và quản lý trang blog của nông dân quận 9

Xin chào bạn MachLe, chú đã liên kết danh sách blog của nông dân quận 9 mới chỉ có Vườn cò Hồng ký chúa cứ click vào xem, nhưng nếu cháu biết địa chỉ trang web của một số hộ nong dan quan 9 chú sẽ chỉ cháu liên kết tất cả vào để cho Hội ND quận quản lý...chúc cháu thành công

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2009

ĐÀO TẠO NGHỀ NGẮN HẠN CHO NÔNG DÂN QUẬN 9


Nhằm thực hiện công tác đào tạo nghề giúp cho nông dân Quận 9 thuận lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp điều kiện tự nhiên kinh tế của từng hộ gia đình và chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của Quận, Ban Thường vụ Hội Nông dân Quận xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn cho bà con nông dân Quận như các lớp lớp Kỹ thuật trồng rau mầm và đóng gói bảo quản sau thu hoạch, kỹ thuật trồng và chăm sóc phong lan, kỹ thuật thiết kế sân vườn, kỹ thuật cắt tỉa và tạo dáng bon sai và lớp kỹ thuật trồng mai…

Vào ngày 25 tháng 08 năm 2009, tại hội trường Hội Nông dân phường Long Bình Ban Thường vụ Hội Nông dân Quận phối hợp với trung tâm dạy nghề Hỗ trợ Nông dân Thành phố tổ chức khai giải lớp Kỹ thuật trồng mai đã thu hút gần 40 hội viên nông dân tham gia lớp học.

Tuyên truền Luật An Toàn Giao Thông và Phòng Chống Matuý


Thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân và Công an Quận 9 về “công tác tuyên truyền các luật”.

Vào ngày 31 tháng 07 năm 2009, tại hội trường Ban Dân Vận Quận 9. Ban thường vụ Hội Nông dân cùng công an Quận 9 tổ chức buổi tuyên truyền Luật ATGT và Phòng Chống matúy của năm 2009. Với mục đích: Nhằm giúp cho cán bộ, hội viên nông dân cơ sở hiểu biết những vấn đề cơ bản về Luật ATGT và Phòng Chống matúy, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, phòng tránh những thảm họa do bệnh lây nhiễm HIV/AIDS, matúy; nâng cao ý thức chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về trật tự an toàn giao thông, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Luật ATGT, góp phần kéo giảm tình trạng vi phạm về giao thông đường bộ, đảm bảo trật tự giao thông trên địa bàn Quận; tham gia thực hiện nếp sống văn minh đô thị…

Đồng thời đây cũng là dịp giúp hội viên nông dân bổ sung thêm kiến thức để tham gia tốt Hội thi An tòan giao thông ( 3cấp phường, Quận và Thành phố) sắp đến.


Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009

HỘI THI "HOÀ GIẢI VIÊN GIỎI" NĂM 2009



Trong không khí thi đua học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nông dân Quận 9 đang ra sức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội Nông dân Việt Nam lần thứ V. Đặc biệt là chương trình hành động của Thành Ủy, Hội Nông dân thành phố, Chương trình của Quận Ủy và Hội Nông dân Quận 9 về thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các cấp Hội đã và đang tích cực tổ chức các hoạt động thi đua nhằm hưởng ứng tốt cuộn vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thưch hiện công trình “Dân vận khéo” từ Quận đến cơ sở nhằm chào mừng kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Năm 2009 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân Quận nhiệm kỳ III, Hội đã có nhiều nỗ lực ngay từ đầu năm để quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc chính trị của Hội, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triểm kinh tế - xã hội của Quận. Đặc biêt là phối hợp với các ngành liên tịch tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong cán bộ, hội viên nông dân, nâng cao ý thức sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Đặc biệt là cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại tố cáo cấp cơ sở về những nội dung cơ bản công tác xử lý và giải quyết khiếu nại tố cáo của cán bộ, hội viên nông dân, công tác hòa giải ở cơ sở, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật cho hội viên nông dân trên địa bàn Quận trong quá trình phát triển đô thị

Thực hiện chỉ đạo của Hội Nông dân thành phố, Hội Nông dân – Thanh tra – Phòng Tư pháp Quận tổ chức Hội thi “Hòa Giải viên giỏi” năm 2009, đây là điều kiện cho các đơn vị, cá nhân học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau và tạo được phong trào cán bộ thi đua tìm hiểu nâng cao kiến thức pháp luật sâu rộng trong hội viên Nông dân, góp phần thực hiện tốt chỉ thị 26 và xây dựng tổ chức Hội Nông dân ngày càng vững mạnh.

Với ý nghĩa to lớn đó, Hội Nông dân Quận 9, tổ chức hội thi “Hòa giải viên giỏi” năm 2009 cấp Quận đã thu hút đựoc 13 phường tham gia hội thi. Giải nhất thuộc về phường Hiệp Phú, giải nhì thuộc về hội nông dân phường Tăng Nhơn Phú A, giải ba thuộc về hội nông dân các phường Phước Long A, Phước Long B, và Long Phước. Giải phong trào thuộc về hội nông dân Phường Phú Hữu và giải khuyến khích thuộc về hội nông dân các phường Tăng Nhơn Phú B, Phú Hữu, Tân Phú, Long Trường, Trường Thạnh, Long Thạnh Mỹ.

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2009

Mời đăng bài

Xin chào em Lê, em thữ đăng bai cho anh xem nhé! chúc em thành công

ALBUM ĐẠI HỘI VIII HỘI NDTPHCM 2008-2013

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2009

ALBUM ĐÊM GIÁNG SINH KỶ NIỆM HANOI-HẠLONG

Quận 9 qua các giai đoạn lịch sử


Quận 9 có diện tích tự nhiên 11.362 ha với 126.220 nhân khẩu khi mới thành lập. Quận 9 nằm về phía đông TP HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo đường xa lộ Hà Nội, phía đông giáp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai lấy sông Đồng nai làm ranh giới tự nhiên, phía Tây giáp quận Thủ Đức, lấy ranh giới phía Nam giáp quận 2 và sông Đồng Nai, phía bắc giáp Thành phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai.
Địa bàn quận 9 vào đầu kỷ nguyên là vùng đất hoang rừng rậm và sình lầy, thú rừng sống thành từng đàn, dân cư thưa thớt, hầu hết sống trên vùng cao chuyên các nghề nương rẫy, chăn nuôi và săn bắt, không quen làm lúa nước.

Từ thế kỷ 15, sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh của lực lượng nhà hậu Trần thất bại, tàn quân rút vào thuận hóa là tuyệt lộ, một số bỏ chạy sang lào, một số qua Chiêm Thành, số còn lại sẳn có chiến thuyền, vũ khí, lương thực, dong bườm chạy thẳng xuống phía Nam, đổ bộ lên đất Mô Xoài lánh nạn cũng giống như hơn 200 sau tàn quân Long Môn của nhà Thanh bỏ chạy sang xứ Đàng trong lánh nạn nhà Thanh. số người này đã bắt tay vào việc khai phá rừng rậm, cuốc xới sình lầy, gieo trồng lúa nước là ngành nông nghiệp đã quen nơi quê cũ. Họ sống chung hoà hợp với dân bản địa, tạo thành một cộng đồng dân cư ngày càng đông đảo.
Tiếp theo đó, từ năm 1623, với ý đồ mở bờ cõi có thêm đất đai cho dân chúng sinh sống, các chúa Nguyễn đã dùng tài ngoại giao khôn khéo, tạo mối thiện cảm đối với triều đại Chân Lạp, để đưa dân cư từ vùng Thuận Quàng vào lập nghiệp. Đến năm 1698 thì số dân toàn vùng đã lên đến hơn 40 vạn hộ, với ruộng đất khai phá hơn nghìn dặm, chúa Nguyễn Phúc Chu mới sai Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào đây kinh lý, lấy đất Đồng Nai lập ra phủ Gia Định, lấy đất Đông phố lập huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, đất Sài Gòn lập huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, đặt quan chức cai trị hành chánh, quân lính trong coi về quốc phòng.
Huyện Phước Long lúc đầu có bốn tổng là Tân Chánh, Bình An, Long Thành và Phước An. Phần đất quận 9 ngày nay thuộc về địa phận tổng Long Thành. Đến năm Gia Long thứ 7 (1808) huyện Phước Long được nâng thành bốn huyện Phước Long được nâng lên phủ Phước Long, bốn tổng được nâng lên thành 4 huyện. Mỗi huyện được chia làm 2 tổng Long Vĩnh và Thành Thành Tuy, lấy hai chữ tên huyện đặt lên đầu tên hai tổng. Địa bàn quận 9 nay lúc đó thuộc tổng Long Vĩnh. Tổng Long Vĩnh bấy giờ có 34 xã, thôn, phường, ấp, mà một số còn lưu giữ đến ngày nay như Long Trường, Phước Thiện, Long Đại v.v…
Qua triều Minh Mạng, năm thứ 2(1821), dân số đã tăng lên, ruộng đất khai phá được mở rộng, nhiều thôn, ấp mới được thành lập. Do đó địa bàn hai tổng được chia làm bốn tổng. Để bảo tồn tên nguyên thủy của các tổng mới, người ta chỉ thêm các chữ Thượng và Hạ vào sau, như Long Vĩnh Thượng , Thành Tuy Hạ. Từ trước cho đến năm 1836, với các chính sách khuyến nông rất thoáng của các chúa Nguyễn, rồi đến các vua Nguyễn, người dân khai phá ruộng được bao nhiêu làm chủ bấy nhiêu, tự mình kê khai với phường thôn để chịu thuế, khai bao nhiêu biết bấy nhiêu, không có đo đạc trên thuộc địa. Đơn vị tính thuế gọi là khoảnh, thửa, dây, không gọi theo sào mẫu, thước tấc. Do đó, năm 1836 vua Minh Mạng mới củ phái bộ Trương Đăng Quế, Trương Minh Giảng thực hiện công cuộc đo đạc toàn thể ruộng đất trên cả sáu tỉnh Nam Kỳ. Từ đó các thôn phường mới có địa bộ chính thức. Đến năm Minh Mạng thứ 18(1837), ranh giới hành chánh của tỉnh Biên Hòa có sự thay đổi. Hai Huyện Long Thành Và Phước An được tách ra khỏi phủ Phước Long để thành lập phủ mới lấy tên là Phước Tuy. Tình trạng đó kéo dài mãi cho tới khi người Pháp đánh chiếm tỉnh Biên Hòa, thành lập chính quyền thực dân.

Sau khi được làm chủ ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ theo hòa ước Nhâm Tuất (1862) người Pháp muốn thi hành chính sách trực trị, bèn bỏ hết cấp tỉnh, phủ, huyện chia địa bàn tỉnh thành 13 địa hạt (Arrondisements), trong đó tỉnh Biên Hòa cũ được chia làm 5 địa hạt. Trong đó 5 địa hạt thuộc tỉnh Biên Hòa cũ có địa hạt Long Thành bao gồm thị trấn Long Thành và huyện Long Thành cũ. Đứng đầu mỗi địa hạt là viên sĩ quan người Pháp gọi là giám đốc bản xứ sự vụ (Directeur des Affaires indigènes) trực thuộc viên giám đốc cao cấp bản xứ sự vụ (Directeur Supérieur des Affaires indigènes) đóng tại Sài Gòn. Năm 1867, sau khi chiếm trọn 6 tỉnh Nam , người Pháp chia toàn địa bàn 24 đơn vị hành chính gọi là hạt thanh tra (Inspections), sau đổi thành tham biện (Administrateur). Nơi trụ sở gọi là tòa tham biện, người Việt quen gọi là tòa Bố. Hạt Long Thành cũ vẫn giữ tên gọi và ranh giới, với 10 tổng và 105 làng. Ngày 05 tháng 6 năm 1871, thống đốc Nam kỳ ra nghị định giải thể tòa tham biện Long Thành, sát nhập phần đất vào các toà tham biện lân cận, do đó các làng thuộc tổng Long Vĩnh Hạ được sát nhập vào hạt tham biện Sài Gòn. 1885 hạt Sài Gòn đổi tên thành hạt Gia Định 1889 lại đổi là tỉnh Gia Định theo lệnh chung của toàn quyền Đông Dương. Tỉnh Gia Định bấy giờ có 8 tổng với 190 xã thôn. Tổng Long Vĩnh Hạ sau này là địa bàn quận 9 có 11 xã thôn là: Chí Thạnh, Ích Thạnh, Long Đại, Long Hậu, Long Sơn, Long Tuy, Mỹ Thạnh, Phước Hậu, Phước Thiện, Phước Thới, Vĩnh Thuận.
Sau 1 thời gian thi hành chính sách trực trị không kết quả, vào thập niên 1920 người Pháp buộc lòng phải cho thành lập lại cấp huyện có thời nhà Nguyễn, dưới danh xưng thống nhất là quận, theo đó là tỉnh Gia Định được chia làm 4 quận: Thủ Đức, Hóc Môn, Gò Vấp và Nhà Bè. Các thôn làng được xác nhập lại thành các xã. Bấy giờ quận Thủ Đức có 5 tổng với 19 xã. Các cấp hành chính trên đây tồn tại cho đến Cách mạng tháng tám 1945. Trải qua 9 năm kháng chiến chống Pháp, mọi khả năng của đôi bên đều tập trung vào vấn đề quân sự không có thời giờ và điều kiện cải cách hành chính. Nhưng sau Hiệp định Genève, hòa bình lập lại, tại miền nam chính quyền Sài Gòn bắt đầu thực hiện việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính một cách quy mô. Theo chủ trương đó, hai tổng An Thủy và Long Vĩnh Hạ của huyện Thủ Đức được tách ra hợp với tổng Chánh Mỹ Thượng của quận Châu Thành, Biên Hòa lập thành quận mới Dĩ An thuộc tỉnh Biên Hòa. Từ đây cấp tổng chỉ có trên danh nghĩa, không còn trên thực tế nữa. Các xã làm việc trực tiếp với quận. Ngày 10.10.1965, tổng Long Vĩnh Hạ lại được tách khỏi quận Dĩ An, nhập trở lại quận Thủ Đức. Đến thời điểm 1965 quận Thủ Đức có 15 xã là An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Hiệp Bình, Linh Đông, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Long, Tam Bình, Tăng Nhơn Phú và Thạnh Mỹ Lợi.
Năm 1967 xã An Khánh được cắt khỏi quận Thủ Đức, nhập vào thành phố Sài Gòn và được thành lập quận 9 với hai phường là An Khánh và Thủ Thiêm. Qua năm 1972 trên địa bàn Thủ Đức lại được lập thêm một xã mới là xã Phước Bình. Sau ngày 30.4.1975, chính quyền cách mạng sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong thành phố, quận Thủ Đức được gọi là huyện ngoại thành. Một số xã quá rộng được chia ra làm các xã mới, quận 9 bị giải thể. Hai phường An Khánh và Thủ Thiêm được trả về cho huyện Thủ Đức và gọi là xã, đưa tổng số đơn vị hành chính của huyện lên 23 gồm Thị trấn Thủ Đức và 22 xã là An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Hiệp Bình Chánh, hiệp Bình Phước, Hiệp Phước, Linh Đông, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phước Bình, Phú Hữu, Phước Long, Tam Bình, Tăng Nhơn Phú, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm, Tam Phú, Tân Phú.
Nghị định số 03-CP ngày 6.1.1997 của Thủ tướng chính phủ thành lập quận 9 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số các xã Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Tăng Nhơn Phú, cộng thêm 484 ha diện tích tự nhiên và 15.794 nhân khẩu trích từ xã Phước Long, 891 ha diện tích tự nhiên và 13.493 nhân khẩu trích từ xã Hiệp Phú, 140 ha diện tích tự nhiên và dân số trên đây được chia làm 13 phường với tên gọi như sau:
1. Phường Phước Long A
2. Phường Phước Long B
3. Phường Tăng Nhơn Phú A
4. Phường Tăng Nhơn Phú B
5. Phường Long Trường
6. Phường Trường Thạnh
7. Phường Phước Bình
8. Phường Tân Phú
9. Phường Hiệp Phú
10. Phường Long Thạnh Mỹ
11. Phường Long Bình
12. Phường Long Phước
13. Phường Phú Hữu
Địa bàn quận 9 vốn là vùng sâu vùng xa nông thôn của huyện Thủ Đức cũ, là vùng oanh kích tự do của quân đội Mỹ và Sài Gòn trước kia, nên còn yếu kém nhiều về mọi mặt so với các quận huyện khác của Thành phố. Tuy nhiên quận 9 có ưu thế về mặt tự nhiên, nằm 2 phía giáp sông Đồng Nai, có đường giao thông chạy suốt chiều dài quận để nối với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hòa, là xa lộ Hà Nội và hương lộ 33 lại có khu giải trí suối tiên, Lâm viên Thủ Đức và nay mai còn có trung tâm văn hóa của thành phố, quận 9 có triển vọng sẽ phát triển mạnh về du lịch sinh thái trong tương lai.