Thứ Ba, 29 tháng 9, 2009

HỘI THI NÔNG DÂN “Tìm Hiểu Luật An Toàn Giao Thông Đường Bộ” năm 2008

Nằm trong những hoạt động nhằm hưởng ứng tháng văn hoá giao thông năm nay, vừa qua Hội nông dân quận 9 đã tổ chức hội thi tìm hiểu Luật giao thông đường bộ trong các cấp hội nông dân. Đây được xem là hoạt động tuyên truyền bổ ích nhằm góp phần đưa Luật giao thông đường bộ sửa đổi năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2009 nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Nhằm nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền và vận động hội viên nông dân hưởng ứng tốt tháng ATGT và lập thành tích chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam. Sáng 30/09/2009, tại hội trường Ban Dân vận Quận ủy, Hội nông dân Quận phối hợp cùng Công an Quận 9 (Ban ATGT) tổ chức hội thi “tìm hiểu luật an toàn giao thông đường bộ” năm 2008.
Hội thi Nông dân “tìm hiểu luật an toàn giao thông đường bộ” năm 2008, đã trải qua 3 phần thi gồm: kiến thức về luật, thi trắc nghiệm và xử lý tình huống. Nhằm truyền tải những nội dung xoay quanh về an toàn giao thông, tạo cho người xem dễ hiểu, dễ nhớ để lại những ấn tượng khó quên mỗi khi tham gia giao thông góp phần lập lại trật tự an toàn giao thông đẩy lùi tai nạn giao thông. Hội thi đã diễn ra trong không khí sôi động, hào hứng với sự tham gia của 60 thí sinh thuộc 12 đội tuyển đại diện cho 12 phường trên địa bàn Quận
Qua một ngày tranh tài sôi nổi, hào hứng và bổ ích, Ban tổ chức đã chấm chọn và trao giải nhất toàn đoàn cho đơn vị phường Tăng Nhơn Phú B, giải nhì là đơn vị phường Phước Long B và đồng hạng giải ba thuộc về đơn vị phường Tăng Nhơn Phú A và Phú Hữu, 8 đội còn lại đều được Ban Tổ chức trao giải khuyến khích.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2009

Khai mạc giải "Bóng đá truyền thống nông dân" lần thứ X năm 2009


Thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2009) và thực hiện kế hoạch liên tịch hoạt động giữa Hội Nông dân và Trung tâm thể dục thao quận 9, về việc “Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao ở nông thôn” trên địa bàn quận, thi đua rèn luyện thân thể, tạo không khí “Vui - Khỏe”.
Vào lúc 8 giờ ngày 19/09/2009 tại sân vận động phường Long Phước đã diễn ra lễ khai mạc giải “bóng đá truyền thống nông dân” Quận 9 lần thứ X năm 2009.
Đến dự hội thao có bà Nguyễn Thị Kim Long, chuyên viên Ban tuyên huấn Hội nông dân thành phố; ông Nguyễn Anh Quốc, chuyên viên Ban dân vận quận ủy 9; ông Nguyễn Tiến Phúc, phó giám đốc trung tâm thể dục thể thao quận 9; ông Trần Văn Phương, Phó bí thi, trưởng khối vận phường Long Phước. Ngoài ra còn có sự tham dự đại diện lãnh đạo cấp ủy Đảng hội nông dân các phường và 11 đơn vị tham dự “bóng đá truyền thống nông dân” và được chia làm 3 bảng thi đấu vòng loại, chọn 8 đội thi đấu tứ kết, 4 đội vào bán kết và chận trung kết diễn ra ngày 10/10/2009.
Đồng chí Nguyễn Văn Nhơn, Phó chủ tịch Hội nông dân Quận thay mặt Ban tổ chức giải “bóng đá truyền thống nông dân” Quận 9 lần thứ X năm 2009. Nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo Thành phố, Quận, các đơn vị ban – ngành, các báo đài và các vận động viên tham gia hội thao.

Cũng trong dịp này, đồng chí Đỗ Thị Hiệp đã thay mặt Ban tổ chức hội thao cám ơn các nhà tài trợ về vật chất và bảo trợ thông tin cho giải “bóng đá truyền thống nông dân” Quận 9 lần thứ X năm 2009.

Thông qua hội thao nhằm đẩy mạnh và duy trì phong trào luyện tập thể thục thể thao ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới theo tình thần Nghị quyết 26 của BCH. TW Đảng khóa X đề ra về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2009

TÌNH HUỐNG THI LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2008

I/ HỎI ĐÁP NHANH.

Tình huống 1.
An và Bình nói chuyện với nhau
An: - Này B tôi đố cậu biết xe máy điện thuộc loại xe thô sơ hay là loại xe cơ giới ?
Bình: - Xe máy điện là loại xe chạy bằng bình ắc quy có đúng không ?
An: - Đúng như vậy
Bình: - Nếu là xe chạy bằng bình ắc quy thì đương nhiên là loại xe thơ sơ rồi

Hỏi: Bình nói vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
Đáp án: Bình nói sai
Vì : Theo định nghĩa tại khoản 18 điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì “ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”
Theo định nghĩa trên thì xe máy điện là loại xe cơ giới.

Tình huống 2.
Thu hỏi Hòa.
Thu: - Này Hòa theo hiểu biết của cậu thì hành lang đường bộ được quy định như thế nào ?
Hòa: - Là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.

Hỏi: - Hòa nói như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
Đáp án: Hòa nói đúng
Vì: Khoản 5 điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định: “ Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ”

Tình huống 3.
Tân hỏi Phú
Tân: - Này Phú nghe nói tuyến đường cao tốc đi qua huyện ta sắp tới Hàn Quốc sẽ đầu tư kinh doanh khai thác hạ tầng đường bộ phải không ?
Phú: - Ai nói với cậu vậy?
Tân: - Thì mình nghe một người bạn nói như vậy.
Phú: - Họ nói vậy là đúng đấy vì Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mà.

Hỏi: Phú nói vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
Đáp án: Phú nói đúng
Vì : Khoản 3 điều 5 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định:
“Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực giao thông đường bộ”

Tình huống 4.
Việt và Nam nói chuyện với nhau
Việt: - Này Nam thằng Tiến con bà Bảy bị công an tịch thu bằng lái xe rồi
Nam: - Có phải thằng Tiến nghiện ngập ma túy không ?
Việt: - Đúng như vậy
Nam: - Nếu nó là dân nghiện ma túy thì đã vi phạm điều cấm của Luật giao thông đường bộ nên bị thu bằng lái là đúng rồi

Hỏi: Nam nói vậy là đúng hay sai? Vì sao ?
Đáp án: Nam nói đúng
Vì : Khoản 7 điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 cấm: “ Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.”

Tình huống 5.
Thấy Bình đang uống bia Minh liền nói
Minh: - Này anh Bình anh là tài xế lái xe Taxi mà uống bia là vi pháp điều cấm của Luật giao thông đường bộ đấy nhé.
Bình: - Người ta chỉ cấm trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở mà thôi.

Hỏi: Bình nói vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
Đáp án: Bình nói sai
Vì : Khoản 8 điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 cấm: “ Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.”

Tình huống 6.
Thấy Tâm đang hý hoáy lắp chiếc kèn ô tô vào xe Honda Tuyết nói
Tuyết: - Này anh Tâm, anh đang làm gì vậy?
Tâm: - Anh đang lắp cái kèn xe ô tô vào cái xe Honda của anh.
Tuyết: - Anh làm vậy là sai quy định của Luật giao thông đường bộ rồi…họ sẽ phạt anh rất nặng đấy.
Tâm: - Cô em gái ơi ! Luật giao thông đường bộ năm 2008 không cấm hành vi này em ạ.

Hỏi: Tâm nói vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
Đáp án: Tâm nói sai
Vì : Khoản 13 điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 cấm: “Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.”

Tình huống 7
Thấy Đức đi xe máy không có biển số xe Chiến liền hỏi:
Chiến: - Ủa cái biển số xe của cậu mất đâu rồi?
Đức: - Hôm qua đi “bão” rơi mất biển số rồi.
Chiến: - Thấy bây giờ cậu tính sao?
Đức: - Có gì đâu đi ra đầu phố mua một cái biển số khác lắp vào là xong
Chiến: - Ấy chết cậu đi mua biển số lắp vào là sai quy định đấy.
Hỏi: Chiến nói vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
Đáp án: Chiến nói đúng
Vì : Khoản 22 điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 cấm: Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
Tình huống 8.
Lê hỏi Tài
Lê: - Này anh Tài khi tham gia giao thông em thấy người CSGT đưa hai tay dang ngang là hiệu lệnh gì vậy anh?
Tài: - À đó là hiệu lệnh báo hiệu cho người tham gia giao thông phải rẽ về 2 phía khác nhau.
Lê: - Đúng vậy không anh?
Tài: - Đúng 100%.

Hỏi: Tài nói vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
Đáp án: Tài nói sai
Vì : Khoản 2 điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như sau:
- Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;

Tình huống 9.
Tình đố Lý
Tình: - Này Lý tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải làm gì?
Lý: - Dễ ợt.
Tình: - Nghĩa là sao hả?
Lý: - Thì người điều khiển phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Hỏi: Lý nói vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
Đáp án: Lý nói đúng
Vì : Khoản 4 điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định
“Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường”

Tình huống 10.
Tiến đố Phong
Tiến: - Này Phong ! đố cậu biết trong trường hợp nào thì được vượt bên phải xe đi trước mình khi tham gia giao thông hả?
Phong: - Chỉ được vượt khi xe đi trước có tín hiệu quẹo trái.
Tiến: - Chỉ có 1 điều kiện đó thôi à.
Phong: - Đúng như vậy.

Hỏi: Phong nói vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
Đáp án: Phong nói sai.
Vì : Khoản 4 điều 14 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Tình huống 11.
Thuận hỏi Yến
Thuận: - Này chị Yến, Luật GTĐB quy định trong trường hợp nào thì xe ô tô chở hàng được chở người trên xe hả chị ?
Yến: - Thì xe ô tô được chở người khi đi làm nhiêm vụ phòng chống thiên tai hỏa hoạn chẳng hạn.
Thuận: - Vậy xe không có thùng xe cố định có được chở không hả chị ?
Yến: - Đương nhiên là được.

Hỏi: Yến nói vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
Đáp án: Yên nói sai.
Vì : Khoản 2 điều 21 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
Trong trường hợp xe chở hàng mà chở người đi làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp…. thì phải có thùng cố định, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông.

Tình huống 12.
Bình hỏi Hồng
Bình: - Này anh Hồng, tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, thì việc nhường đường giữa các loại xe được quy định như thế nào anh nhỉ ?
Hồng: - À trong trường hợp này thì xe đi bên phải, nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
Bình: - Có đúng vậy không anh.
Hồng: - Đúng 100%

Hỏi: Hồng nói vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
Đáp án: Hồng nói đúng .
Vì : Khoản 1 điều 24 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây “ Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải”

Tình huống 13.
Long và Thu nói chuyện với nhau
Long: - Nghe nói cậu vừa mua một chiếc xe đạp máy phải không ?
Thu: - Đúng thế …sở dĩ mình mua nó để khi đi đường không phải đội mũ bảo hiểm.
Long: - Thế thì cậu lầm to rồi…vì Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định người đi xe đạp máy cũng phải đội mũ bảo hiểm mà

Hỏi: Long nói vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
Đáp án: Long nói đúng .
Vì : Khoản 2 điều 31 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“ Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”

Tình huống 14.
Minh hỏi Ngọc
Minh: - Mình nghe nói sáng nào, chiều nào cậu cũng đi bộ chừng vài cây số ?
Ngọc: - Đúng vậy mình đi bộ để rèn luyện sức khỏe mà.
Minh: - Nhưng đường ở chỗ cậu không có hè phố thì câu phải đi như thế nào cho đúng Luật giao thông.
Ngọc: - Thì phải đi sát mép đường bên phải.
Hỏi: Ngọc nói vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
Đáp án: Ngọc nói đúng .
Vì : Khoản 1 điều 32 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“ Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường”

Tình huống 15.
Điệp hỏi Lan
Điệp: - Mình nghe tin Nhà nước có quy định cấp Giấy phép lái xe cho người khuyết tật phải không ?
Lan: - Đã là người khuyết tật thì làm sao tham gia giao thông được mà cấp bằng lái hả do vậy không có quy định đó đâu.
Điệp: - Cậu chắc chứ ?
Lan: - Đúng vậy!

Hỏi: Điệp nói vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
Đáp án: Điệp nói sai.
Vì : Khoản 3 điều 59 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định
“Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1”

II/ PHẦN CÂU HỎI VẤN ĐÁP

Câu 1: Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 thì khi tham gia giao thông người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ gì?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật GTĐB 2008 thì: Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Câu 2: Quy tắc chung của Luật giao thông đường bộ năm 2008 được quy định như thế nào ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 9 Luật GTĐB 2008 thì quy tắc chung gồm:
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

Câu 3. Luật giao thông đường bộ năm 2008 được quy định như thế nào về biển báo hiệu đường bộ ?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Luật GTĐB 2008 thì biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Câu 4. Tại nơi có vạch kẻ hoặc không có vạch kẻ dành cho người đi bộ thì người điều khiển phương tiện phải làm gì ?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật GTĐB 2008 thì :
- Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
- Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.


Câu 5. Hãy nêu quy định về việc sử dụng làn đường trong Luật giao thông đường bộ năm 2008?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 13 Luật GTĐB 2008 thì việc sử dụng làn đường được quy định như sau:
- Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Câu 6. Khi đang tham gia giao thông mà có có xe xin vượt thì người điều khiển phương tiện phải làm gì ?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3, Điều 14 Luật GTĐB 2008 thì
Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Câu 7. Khi đang tham gia giao thông người điều khiển phương tiện muốn chuyển hướng xe thì phải phải làm gì ?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 15 Luật GTĐB 2008 thì
- Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
- Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Câu 8. Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ như thế nào ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 20 Luật GTĐB 2008 thì việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ được quy định như sau:
1. Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe.
2. Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ.

Câu 9. Khi tham gia giao thông mà nghe tín hiệu của xe ưu tiên thì các phương tiện phải làm gì ?
Trả lời:
Theo quy định tại khoàn 3 Điều 22 Luật GTĐB 2008 thì:
Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Câu 10. Trong những trường hợp nào thì người điều khiển xe gắn máy được chở tối đa 2 người
Trả lời:
Theo quy định tại khoàn 1 Điều 30 Luật GTĐB 2008 thì:
Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
- Chở người bệnh đi cấp cứu;
- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
- Trẻ em dưới 14 tuổi.

Câu 11. Khi tham gia giao thông người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện những hành vi gì?
Trả lời:
Theo quy định tại khoàn 4 Điều 30 Luật GTĐB 2008 thì:
Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Mang, vác vật cồng kềnh;
- Sử dụng ô;
- Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
- Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
- Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Câu 12. Luật giao thông đường bộ quy định người đi bộ khi tham gia giao thông không được thực hiện những hành vi gì ?
Trả lời:
Theo quy định tại khoàn 4 Điều 32 Luật GTĐB 2008 thì:
Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Câu 13. Luật giao thông đường bộ quy định về người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông như thế nào ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 33 Luật GTĐB 2008 thì người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông được quy định như sau:

1. Người khuyết tật sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
2. Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết đó là người khiếm thị.
3. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật, người già yếu khi đi qua đường.

Câu 14. Khi có tai nạn giao thông xẩy ra những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn phải có trách nhiệm gì ?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật GTĐB 2008 thì khi có tai nạn giao thông xẩy ra những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm
a) Bảo vệ hiện trường;
b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Câu 15. Theo quy của Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được quyền gì ?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật GTĐB 2008 thì:
Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.













Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2009

TỔ CHỨC HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN ĐÀN HEO RỪNG LAI

Hiện nay, trên địa bàn quận 9 có khoảng 40 hộ nuôi heo rừng lai với số lượng tổng đàn có hơn 1.000 con. Ban đầu, việc chăn nuôi của các hộ chỉ mang tính phong trào với mô hình nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ gia đình. Nhưng hiện nay, với giá heo hơi từ 90.000 – 120.000 đồng/kg, nhiều hộ đã mở rộng quy mô nuôi heo rừng lai để kinh doanh.
Nhằm giúp cho nông dân quận 9 phát triển đàn heo rừng lai đạt kết quả cao, sáng ngày 10/9/2009 tại hộ ông Nguyễn Văn Ký, khu phố Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, Hội Nông dân và Hội Làm vườn quận 9 kết hợp tổ chức buổi hội thảo nhằm tìm ra giải pháp giúp các hộ nông dân về kỹ thuật nuôi heo rừng, cũng như thủ tục đăng ký và thành lập trại nuôi, tìm đầu ra cho sản phẩm và đặc biệt là giúp cho nông dân tìm nguồn con giống có chất lượng cao, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu chuyển đổi kinh tế nông nghiệp của quận và thành phố trong giai đọan 2006 – 2010.

Câu hỏi thi luật giao thông đường bộ

Câu 1. Luật GTĐB quy định những vấn đề gì sau đây ?
A/ Quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
B/ Quy định về phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
C/ Cả A và B đều đúng.
Đáp án: C (Điều 1 Luật GTĐB)

Câu 2. Luật GTĐB áp dụng cho những đối tượng nào sau đây ?
A/ Áp dung cho cá nhân tổ chức tham gia giao thông đường bộ.
B/ Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C/ Cả A và B đều đúng.
Đáp án: B (Điều 2 Luật GTĐB)

Câu 3. Đường bộ bao gồm những công trình gì sau đây ?
A/ Gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
B/ Gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông.
C/ Cả A và B đều sai.
Đáp án: A ( Khoản 1, Điều 3 Luật GTĐB)

Câu 4. Công trình đường bộ bao gồm những công trình gì sau đây ?
A/ Gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
B/ Gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông.
C/ Cả A và B đều sai.
Đáp án: B ( khoản 2, Điều 3 Luật GTĐB)

Câu 5. Đất của đường bộ được quy định như thế nào ?
A/ Là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
B/ Là phần đất dọc theo đường bộ.
C/ Là phần đất 2 bên đường bộ theo quy định của UBND cấp tỉnh.
Đáp án: A ( Khoản 4, Điều 3 Luật GTĐB)

Câu 6. Làn đường được Luật GTĐB quy định như thế nào ?
A/ Là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.
B/ Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
C/ Là vạch sơn chia mặt đường thành 2 phần.
Đáp án: B (Khoản 7, Điều 3 Luật GTĐB)

Câu 7. Đường phố được hiểu như thế nào theo các quy định sau đây ?
A/ Là lòng đường, hè phố.
B/ Là đường phố và vỉa hè.
C/ Là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.
Đáp án: C ( KHoản 9, Điều 3 Luật GTĐB)

Câu 8. Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại gì sau đây ?
A/ Gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
B/ Gồm ô tô các loại, xe máy các loại.
C/ Gồm các loại xe có động cơ và không có động cơ tham gia giao thông đường bộ.
Đáp án: A ( Khoản 17, Điều 3 Luật GTĐB)

Câu 9. Loại xe nào sau đây được quy định là xe cơ giới ?
A/ Xe máy điện.
B/ Xe đạp điện.
C/ Xe xích lô.
Đáp án: A (Khoản 18, Điều 3 Luật GTĐB)
Câu 10. Người tham gia giao thông gồm đối tượng nào sau đây ?
A/ Gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
B/ Gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
C/ Người lái xe.
Đáp án: A (Khoản 22, Điều 3 Luật GTĐB)

Câu 11. Hàng hóa nguy hiểm được quy định như thế nào ?
A/ Là ma túy và các chất dễ cháy.
B/ Là loại hàng dễ cháy dễ nổ.
C/ Là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Đáp án: C ( Khoản 29, Điều 3 Luật GTĐB)

Câu 12. Luật GTĐB quy định như thế nào là hành khách ?
A/ Là người có mua vé để đi xe ô tô.
B/ Là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền.
C/ Là người đi ô tô khách, ô tô bus hoặc các phương tiện vận tải công cộng khác.
Đáp án: B (Khoản 26, Điều 3 Luật GTĐB)

Câu 13. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của ai ?
A/ Của Ban An toàn giao thông các cấp.
B/ Của UBND các cấp.
C/ Là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đáp án: C (Điều 4 Luật GTĐB)

Câu 14. Việc tuyên truyền Luật GTĐB cho nhân dân trên địa bàn dân cư thuộc trách nhiệm của cơ quan nào sau đây ?
A/ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
B/ Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn.
C/ Công an xã, phường, thị trấn.
Đáp án: A ( Khoản 2, Điều 7 Luật GTĐB)
Câu 15. Người tham gia giao thông phải tuân thủ quy tắc chung như thế nào?
A/ Đi theo bên phải theo chiều đi của mình.
B/ Đi trên vỉa hè, lề đường, hè phố.
C/ Đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Đáp án: C ( Khoản 1, Điều 9 Luật GTĐB)

Câu 16. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì khi tham gia giao thông người lái xe, người ngồi trên xe phải làm gì ?
A/ Người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
B/ Tất cả người ngồi trên xe phải thắt dây an toàn
C/ Cả A và B đều đúng.
Đáp án: A ( Khoản 2, Điều 9 Luật GTĐB)

Câu 17. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì sau đây?
A/ Gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
B/ Gồm tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu .
C/ Gồm người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu.
Đáp án: A ( Khoản 1, Điều 10 Luật GTĐB)

Câu 18. Khi người điều khiển giao thông dùng hiệu lệnh: giơ tay thẳng đứng thì người tham gia giao thông phải làm gì ?
A/ Phải lùi lại.
B/ Phải đứng lại.
C/ Chuẩn bị dừng lại.
Đáp án: B ( Khoản 2, Điều 10 Luật GTĐB)

Câu 19. Luật Giao thông đường bộ cấm hành vi gì sau đây?
A/ Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
B/ Phá hoại đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát
C/ Phá hoại hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Đáp án: A ( Khoản 1, Điều 8 Luật GTĐB)

Câu 20. Luật Giao thông đường bộ cấm sử dụng đường, lề đường, hè phố như thế nào ?
A/ Sử dụng đường phố trái phép.
B/ Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
C/ Sử dụng mặt tiền đường trái phép.
Đáp án: B ( Khoản 3, Điều 8 Luật GTĐB)

Câu 21. Luật giao thông đường bộ cấm người điều khiển xe ô tô có hành vi gì sau đây?
A/ Điều khiển xe ô tô mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
B/ Điều khiển xe ô tô, mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1 lít khí thở.
C/ Điều khiển xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Đáp án: C ( Khoản 8, Điều 8 Luật GTĐB)

Câu 22. Luật giao thông đường bộ cấm người điều xe Hon đa có hành vi gì sau đây?
A/ Điều khiển xe Hon đa mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
B/ Điều khiển xe Hon đa mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1 lít khí thở.
C/ Điều khiển xe Hon đa mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Đáp án: C ( Khoản 8, Điều 8 Luật GTĐB)

Câu 23. Luật giao thông đường bộ cấm những hành vi gì sau đây?
A/ Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
B/ Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
C/ Cả 2 hành vi trên.
Đáp án: C ( khoản 5,6 Điều 8 Luật GTĐB)

Câu 24. Khi sử dụng xe cơ giới, Luật giao thông đường bộ cấm những hành vi gì sau đây?
A/ Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới.
B/ Sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
C/ Cả 2 hành vi trên.
Đáp án: C ( Khoản 13. Điều 8 Luật GTĐB)

Câu 25. Luật giao thông đường bộ cấm chủ sở hữu xe cơ giới có hành vi gì sau đây?
A/ Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
B/ Cho mượn giấy tờ xe cơ giới.
C/ Không mang theo giấy tờ khi tham gia giao thông.
Đáp án: A ( Khoản 10. Điều 8 Luật GTĐB)

Câu 26. Khi xẩy ra tai nạn, Luật giao thông đường bộ cấm những hành vi gì sau đây ?
A/ Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
B/ Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
C/ Cả 2 hành vi trên.
Đáp án: C ( Khoản 17, 18 Điều 8 Luật GTĐB)

Câu 27. Tại nơi xẩy ra tai nạn, Luật giao thông đường bộ cấm những hành vi gì sau đây ?
A/ Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
B/ Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
C/ Cả 2 hành vi trên
Đáp án: C ( Khoản 19 Điều 8 Luật GTĐB)

Câu 28. Người mua bán biển số xe cơ giới có vi phạm điều cấm của Luật giao thông đường bộ không ?
A/ Không bị cấm.
B/ Bị nghiêm cấm.
C/ Luật giao thông đường bộ không có quy định về vấn đề này.
Đáp án: B ( Khoản 22 Điều 8 Luật GTĐB)

Câu 29. Biển báo hiệu đường bộ gồm các nhóm nào sau đây?
A/ Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm; Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
B/ Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành; Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết.
C/ Cả A và B đều đúng.
Đáp án: C ( Khoản 4 Điều 10 Luật GTĐB)

Câu 30. Tại nơi giao lộ người tham gia giao thông vừa thấy có hiệu lệnh bằng tín hiệu đèn vừa thấy hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì chấp hành hiệu lệnh nào ?
A/ Chấp hành tín hiệu đèn.
B/ Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
C/ Phát hiện loại tín hiệu nào trước thì chấp hành tín hiệu đó.
Đáp án: B ( Khoản 2 Điều 11 Luật GTĐB)

Câu 31. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải làm gì ?
A/ Phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
B/ Tăng tốc độ vượt qua người đi bộ.
C/ Phải nhường đường cho người đi bộ khi họ có tín hiệu sự xin đường.
Đáp án: A ( Khoản 4 Điều 11 Luật GTĐB)

Câu 32. Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải làm gì ?
A/ Quan sát, nhường đường.
B/ Giảm tốc độ, nhường đường.
C/ Phải quan sát, nếu thấy người đi bộ đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ qua đường bảo đảm an toàn.
Đáp án: C ( Khoản 4 Điều 11 Luật GTĐB)

Câu 33. Ai sau đây có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý?
A/ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
B/ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
C/ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Đáp án: A ( Khoản 3 Điều 12 Luật GTĐB)

Câu 34. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải làm gì?
A/ Cho xe đi trong một làn đường.
B/ Có thể cho xe đi trên nhiều làn đường và phải đảm bảo an toàn.
C/ Phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
Đáp án: C ( Khoản 1 Điều 13 Luật GTĐB)

Câu 35. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi như thế nào ?
A/ Phải đi trên làn đường bên phải trong cùng.
B/ Phải đi trên làn đường dành cho mình.
C/ Cả A và B đều sai.
Đáp án: A ( Khoản 2 Điều 13 Luật GTĐB)

Câu 36. Khi tham gia giao thông phương tiện di chuyển với tốc độ cao hơn phải đi như thế nào ?
A/ Đi về phía bên trái.
B/ Đi về phía bên phải.
C/ Luật giao thông đường bộ không có quy định này.
Đáp án: B ( Khoản 3 Điều 13 Luật GTĐB)

Câu 37. Từ 22 giờ đến 5 giờ sáng, xe xin vượt phải báo hiệu bằng gì?
A/ Phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi.
B/ Phải có báo hiệu bằng còi.
C/ Chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
Đáp án: C ( Khoản 1 Điều 14 Luật GTĐB)

Câu 38. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trường hợp nào sau đây thì được phép vượt bên phải?
A/ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
B/ Khi xe điện đang chạy giữa đường hoặc khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Khoản 4 Điều 14 Luật GTĐB)

Câu 39. Không được vượt xe khác trong trường hợp nào sau đây?
A/ Trên cầu hẹp có một làn xe; nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
B/ Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế; khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt.
C/ Cả A và B đều đúng.
Đáp án: C ( Khoản 5 Điều 14 Luật GTĐB)

Câu 40. Khi muốn chuyển hướng xe, người điều khiển phương tiện phải làm gì ?
A/ Phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
B/ Phải có tín hiệu xin đường.
C/ Phải giơ tay báo rẽ.
Đáp án: A ( Khoản 1 Điều 15 Luật GTĐB)

Câu 41. Không được quay đầu xe ở nơi nào sau đây?
A/ Trong khu dân cư.
B/ Gần khu vực bệnh viện, trường học.
C/ Phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đường cao tốc.
Đáp án: C ( khoản 4 Điều 15 Luật GTĐB)

Câu 42. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, khi hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải làm gì?
A/ Phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
B/ Phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên trái theo chiều xe chạy của mình.
C/ Cả A và B đều sai.
Đáp án: A ( Khoản 1 Điều 17 Luật GTĐB)

Câu 43. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì các xe ngược chiều thực hiện việc tránh nhau như thế nào ?
A/ Xe xa chỗ tránh được quyền ưu tiên hơn.
B/ Xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi.
C/ Xe từ hướng phải tới phải tránh cho xe bên trái đi.
Đáp án: B ( Khoản 2 Điều 17 Luật GTĐB)

Câu 44. Nơi đường dốc thì các xe ngược chiều thực hiện việc tránh nhau như thế nào ?
A/ Xe lên dốc phải tránh xe xuống dốc.
B/ Xe nào nào vào dốc trước được quyền ưu tiên hơn xe kia.
C/ Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc.
Đáp án: C ( Khoản 2 Điều 17 Luật GTĐB)


Câu 45. Khái niệm dừng xe được quy định như thế nào sau đây ?
A/ Là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
B/ Khi dừng xe, người lái xe không được tắt máy và không được rời tay lái.
C/ Cả A và B đều đúng.
Đáp án: C ( Khoản 1 Điều 18 Luật GTĐB)

Câu 46. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định nào sau đây?
A/ Phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
B/ Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Khoản 3 Điều 18 Luật GTĐB)

Câu 47. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí nào sau đây?
A/ Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
B/ Trước cổng và trong phạm vi 6 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
C/ Trước cổng và trong phạm vi 7 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
Đáp án: A ( Khoản 4 Điều 18 Luật GTĐB)

Câu 48. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe ở những nơi nào sau đây ?
A/ Trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế.
B/ Xe này cách xe kia trên 20 mét.
C/ Lòng đường nội thị.
Đáp án: A ( khoản 2 Điều 19 Luật GTĐB)

Câu 49. Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì phải tuân theo quy định gì sau đây ?
A/ Phải buộc 1 cành cây hoặc một miếng vải làm hiệu.
B/ Ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.
C/ Cả A và B đều sai.
Đáp án: B ( Khoản 2 Điều 20 Luật GTĐB)

Câu 50. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu là bao nhiêu mét ?
A/ Tối thiểu là 10 mét.
B/ Tối thiểu là 15 mét.
C/ Tối thiểu là 20 mét.
Đáp án: B ( Khoản 1 Điều 19 Luật GTĐB)

Câu 51. Trường hợp nào sau đây thì được chở người trên xe ô tô chở hàng?
A/ Chở công nhân duy tu, bảo dưỡng đường bộ; chở người đi thực hành lái xe trên xe tập lái; chở người diễu hành theo đoàn.
B/ Giải tỏa người ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Khoản 1 Điều 21 Luật GTĐB)

Câu 52. Trong trường hợp xe ô tô chở hàng mà được phép chở người thì xe ô tô đó phải đảm bảo điều kiện gì sau đây ?
A/ Phải có thùng cố định, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông.
B/ Chỉ được chở tối đa không quá 10 người.
C/ Cả A và B.
Đáp án: A ( Khoản 1 Điều 21 Luật GTĐB)

Câu 53. Các loại xe ưu tiên sau đây thì xe nào được ưu tiên đi trước nhất?
A/ Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
B/ Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.
C/ Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ
Đáp án: C ( Khoản 1 Điều 22 Luật GTĐB)
Câu 54. Trong các loại xe sau đây thì loại xe nào được ưu tiên theo quy định của Luật giao thông đường bộ?
A/ Xe ô tô bus.
B/ Xe taxi.
C/ Xe tang.
Đáp án: C ( Khoản 1 Điều 22 Luật GTĐB)

Câu 55. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải làm gì theo quy định sau đây?
A/ Nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
B/ Dừng lại bên đường.
C/ Phải nhường đường ngay cho xe ưu tiên.
Đáp án: A ( Khoản 4 Điều 22 Luật GTĐB)

Câu 56. Hãy nêu thứ tự ưu tiên qua phà, qua cầu phao đối với các loại xe sau đây?
A/ Xe chở thư báo.
B/ Xe chở thực phẩm tươi sống.
C/ Xe chở khách công cộng.
Đáp án: A ( khoản 4 Điều 23 Luật GTĐB)

Câu 57. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, thì việc nhường đường được quy định ra sao?
A/ Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
B/ Người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
C/ Cả A và B đều sai.
Đáp án: B ( khoản 1 Điều 24 Luật GTĐB)

Câu 58. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, thì việc nhường đường được quy định ra sao?
A/ Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
B/ Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
C/ Cả A và B đều sai.
Đáp án: A ( Khoản 2 Điều 24 Luật GTĐB)

Câu 59. Tại nơi đường giao nhau giữa đường nhánh và đường chính thì xe nào được quyền ưu tiên?
A/ Xe đi từ đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
B/ Xe đi từ đường chính phải nhường đường cho xe đi trên đường nhánh từ bất kỳ hướng nào tới.
C/ Luật giao thông đường bộ không quy định.
Đáp án: A ( Khoản 3 Điều 24 Luật GTĐB)

Câu 60. Người đi xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nào sau đây thì không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc?
A/ Xe có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 50 km/h
B/ Xe có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h
C/ Xe có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 100 km/h
Đáp án: B ( Khoản 4 Điều 26 Luật GTĐB)

Câu 61. Người điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật GTĐB còn phải thực hiện các quy định nào sau đây?
A/ Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu.
B/ Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Điều 27 Luật GTĐB)

Câu 62. Người nào sau đây có quyền công bố về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ do địa phương quản lý?
A/ Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp tỉnh.
B/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
C/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Đáp án: B ( Khoản 4 Điều 28 Luật GTĐB)

Câu 63. Luật giao thông đường bộ quy định xe kéo rơ moóc không được thực hiện các hành vi nào sau đây?
A/ Xe kéo rơ moóc, xe kéo sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác.
B/ Chở người trên xe được kéo hoặc kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Khoản 3 Điều 29 Luật GTĐB)

Câu 64. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được chở tối đa hai người trong trường hợp nào sau đây?
A/ Trẻ em dưới 7 tuổi.
B/ Trẻ em dưới 14 tuổi.
C/ Trẻ em dưới 10 tuổi.
Đáp án: B ( Khoản 1 Điều 30 Luật GTĐB)

Câu 65. Người ngồi trên xe gắn máy phải ?
A/ Đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
B/ Đội mũ bảo hiểm.
C/ Chỉ đội mũ bảo hiểm đối với những đoạn đường ngoài đô thị.
Đáp án: A ( Khoản 2 Điều 30 Luật GTĐB)

Câu 66. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi nào sau đây?
A/ Đi xe dàn hàng ngang; đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.
B/ Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Khoản 3 Điều 30 Luật GTĐB)

Câu 67. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được sử dụng ô hay không ?
A/ Không được sử dụng ô.
B/ Được sử dụng ô.
C/ Chỉ người ngồi sau xe mới được sử dụng ô.
Đáp án: A ( Khoản 4 Điều 30 Luật GTĐB)

Câu 68. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy có phải đội mũ bảo hiểm không ?
A/ Không phải đội mũ bảo hiểm.
B/ Phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
C/ Chỉ phải đội mũ bảo hiểm khi đi trên xa lộ, quốc lộ.
Đáp án: B ( Khoản 2 Điều 31 Luật GTĐB)

Câu 69. Trường hợp nào sau đây thì người điều khiển xe đạp được chở tối đa 2 người?
A/ Trẻ em dưới 6 tuổi.
B/ Trẻ em dưới 7 tuổi.
C/ Trẻ em dưới 14 tuổi.
Đáp án: B ( Khoản 1 Điều 31 Luật GTĐB)

Câu 70. Người đi bộ khi tham gia giao thông phải đi như thế nào ?
A/ Phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
B/ Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Điều 32 Luật GTĐB)

Câu 71. Người khuyết tật sử dụng xe lăn không có động cơ, có được đi trên hè phố không ?
A/ Được đi trên hè phố.
B/ Không được đi trên hè phố.
C/ Luật giao thông đường bộ không có quy định
Đáp án: A ( Khoản 1 Điều 33 Luật GTĐB)

Câu 72. Người dẫn, dắt súc vật đi trên đường bộ không được đi vào phần đường nào sau đây ?
A/ Đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.
B/ Đi vào phần đường dành cho xe thô sơ.
C/ Đi vào phần đường dành cho người đi bộ.
Đáp án: A ( Khoản 2 Điều 34 Luật GTĐB)

Câu 73. Mọi người dân không được thực hiện các hành vi nào sau đây?
A/ Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ; tụ tập đông người trái phép trên đường bộ.
B/ Thả rông súc vật trên đường bộ; phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Khoản 2 Điều 35 Luật GTĐB)

Câu 74. Tổ chức giao thông đường bộ gồm các nội dung nào sau đây?
A/ Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
B/ Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Khoản 1 Điều 37 Luật GTĐB)

Câu 75. Người nào sau đây có trách nhiệm tổ chức giao thông thông trên hệ thống quốc lộ?
A/ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
B/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
C/ Thủ tướng Chính phủ.
Đáp án: A ( Khoản 2 Điều 37 Luật GTĐB)
Câu 76. Khi có tình huống gây ách tắc giao thông thì ai sau đây có trách nhiệm phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe?
A/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
B/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
C/ Cảnh sát giao thông.
Đáp án: C ( Khoản 3 Điều 37 Luật GTĐB)

Câu 77. Khi xẩy ra tai nạn người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm gì sau đây?
A/ Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
B/ Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Khoản 1 Điều 38 Luật GTĐB)

Câu 78. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm gì sau đây?
A/ Bảo vệ hiện trường; giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn, bảo vệ tài sản của người bị nạn.
B/ Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Khoản 2 Điều 38 Luật GTĐB)

Câu 79. Các loại xe nào sau đây khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn không bắt buộc phải có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu?
A/ Xe chở thư báo.
B/ Xe chữa cháy khi đi làm nhiệm vụ.
C/ Xe bus.
Đáp án: B ( Khoản 3 Điều 38 Luật GTĐB)


Câu 80. Việc đặt tên đường đô thị, đường tỉnh do cơ quan nào sau đây thực hiện?
A/ Sở Giao thông vận tải tham mưu, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
B/ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
C/ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham mưu, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Đáp án: B ( Khoản 2 Điều 40 Luật GTĐB)

Câu 81. Tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải bảo đảm bao nhiêu % theo các quy định sau đây?
A/ Từ 16% đến 26%.
B/ Từ 10% đến 20%.
C/ Từ 20% đến 30%.
Đáp án: A ( Khoản 2 Điều 42 Luật GTĐB)

Câu 82. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm các lọai đất nào sau đây?
A/ Vỉa hè, lòng đường.
B/ Đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
C/ Cả A và B đều sai.
Đáp án: B ( Khoản 1 Điều 43 Luật GTĐB)

Câu 83. Công trình báo hiệu đường bộ bao gồm những loại gì sau đây?
A/ Đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu; cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ;
B/ Vạch kẻ đường; cột cây số và các công trình báo hiệu khác.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Khoản 1 Điều 45 Luật GTĐB)

Câu 84. Trong quá trình thi công các công trình trên đường bộ, cơ quan nào sau đây phải bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời tại nơi thi công và thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn?
A/ Ủy ban nhân dân cấp huyện.
B/ Đơn vị thi công.
C/ Cảnh sát giao thông.
Đáp án: B ( Khoản 2 Điều 47 Luật GTĐB)

Câu 85. Trường hợp nào sau đây thì tay lái của xe ô tô ở bên phải xe?
A/ Xe của cơ quan ngọai giao.
B/ Xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam.
C/ Xe quân sự.
Đáp án: B ( Khoản 1 Điều 53 Luật GTĐB)

Câu 86. Cơ quan nào sau đây được quyền quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tại địa phương mình ?
A/ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
B/ Ủy ban nhân dân cấp huyện.
C/ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Đáp án: A ( Khoản 2 Điều 56 Luật GTĐB)

Câu 87. Loại xe nào sau đây khi tham gia giao thông thì người điều khiển xe phải mang theo giấy bảo hiểm trach nhiệm dân sự ?
A/ Xe máy điện.
B/ Xe mô tô, xe gắn máy.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Khoản 2 Điều 58 Luật GTĐB)

Câu 88. Giấy phép lái xe hạng A1 cấp cho người lái xe nào sau đây?
A/ Cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
B/ Cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên
C/ Cấp cho người lái xe ô tô 4 chỗ ngồi.
Đáp án: A ( Khoản 2 Điều 59 Luật GTĐB)

Câu 89. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh được cấp giấy phép lái xe hạng hạng gì sau đây?
A/ Hạng A1.
B/ Hạng A2.
C/ Hạng A3.
Đáp án: A ( Khoản 3 Điều 59 Luật GTĐB)

Câu 90. Ở độ tuổi nào sau đây thì được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên ?
A/ Từ 16 tuổi trở lên.
B/ Từ 18 tuổi trở lên.
C/ Từ 17 tuổi trở lên.
Đáp án: B ( Khoản 1 Điều 60 Luật GTĐB)

Câu 91. Ở độ tuổi nào thì được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi ?
A/ Từ 21 tuổi trở lên.
B/ Từ 25 tuổi trở lên.
C/ Từ 27 tuổi trở lên.
Đáp án: C ( Khoản 1 Điều 60 Luật GTĐB)

Câu 92. Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là bao nhiêu tuổi theo quy định sau đây?
A/ 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
B/ 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam.
C/ 45 tuổi đối với nữ và 50 tuổi đối với nam.
Đáp án: A ( Khoản 1 Điều 60 Luật GTĐB)

Câu 93. Điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông ?
A/ Có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn.
B/ Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Điều 63 Luật GTĐB)
Câu 94. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô được quy định ra sao ?
A/ Không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ
B/ Không được quá 8 giờ trong một ngày.
C/ Không được quá 12 giờ trong một ngày.
Đáp án: A ( Khỏan 1 Điều 65 Luật GTĐB)

Câu 95. Người kinh doanh vận tải hành khách có các nghĩa vụ gì sau đây?
A/ Thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải.
B/ Mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé hành khách.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Khỏan 2 Điều 69 Luật GTĐB)

Câu 96. Trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách được quy định ra sao?
A/ Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành.
B/ Có thái độ văn minh, lịch sự, hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Điều 70 Luật GTĐB)

Câu 97. Hành khách có các quyền gì sau đây ?
A/ Được vận chuyển theo đúng hợp đồng vận tải, cam kết của người kinh doanh vận tải về chất lượng vận tải; được miễn cước hành lý với trọng lượng không quá 20 kg và với kích thước phù hợp với thiết kế của xe.
B/ Được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện khởi hành và được trả lại tiền vé theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Khỏan 1 Điều 71 Luật GTĐB)

Câu 98. Hành khách có các nghĩa vụ gì sau đây?
A/ Mua vé và trả cước, phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định và không mang theo hành lý, hàng hóa mà pháp luật cấm lưu thông.
B/ Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận; chấp hành quy định về vận chuyển; thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Khỏan 2 Điều 71 Luật GTĐB)

Câu 99. Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ gồm những loại gì sau đây?
A/ Gồm dịch vụ tại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, đại lý vận tải, đại lý bán vé.
B/ Dịch vụ thu gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng, dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ.
C/ Cả A và B.
Đáp án: C ( Khỏan 1 Điều 82 Luật GTĐB)

Câu 100. Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác bãi đỗ xe có quyền tổ chức dịch vụ trông giữ phương tiện không ?
A/ Có quyền.
B/ Không có quyền.
C/ Luật không có quy định này.
Đáp án: A ( Khỏan 4 Điều 83 Luật GTĐB)

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2009

Giới thiệu trang Blog mới!

Giới thiệu trang Blog mới!

Chào các Bạn,

Ban quản trị xin trân trọng giới thiệu đến với mọi người trang blog của anh Nguyễn Thành Nam hiện đang là Tổng giám đốc Công ty CP phần mền FPT, với những bài viết thú vị về công việc lẫn cuộc sống đời thường.

Anh Nam cũng đã làm quen với thế giới Blog trước đây và cũng đã viết nhiều bài viết bổ ích trên trang web tuyển dụng của công ty. Ban quản trị Emotino tin rằng các bạn sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị về anh cũng như hiểu thêm về FPT Software thông qua các bài viết được cập nhật thường xuyên.

Các bạn có thể xem cụ thể những bài viết của anh trên Emotino tại đây, hoặc xem giới thiệu về công ty FPT Software tại đây!

Thân mến,

Ban quản trị Emotino dot com.

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2009

Hội thi công dân và pháp luật năm 2009

Sáng ngày 08/9/2009, tại Hội trường Hội Nông dân thành phố đã diễn ra vòng 1 cuộc thi “Công dân & pháp luật” do Hội nông dân, Đài truyền hình, Ban ATGT và Thanh tra TPHCM phối hợp tổ chức. Trong đó tập trung tìm hiểu Luật an tòan giao thông đường bộ, đường thủy; khiếu nại tố cáo, luật đất đai, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trong gia đình.
Đến dự hội thi có đồng chí Nguyễn Văn Hoàng, Phó Ban thường trực Ban tuyên giáo Thành ủy; đồng chí Nguyễn Ngọc Cơ, Chuyên viên Ban Dân vận Thành ủy; đồng chí Lê Thị Huệ, Phó chủ tịch Hội Nông dân thành phố, đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, báo đài thành phố. Hội thi lần này có 12 đội dự thi của 12 quận – huyện Hội với hơn 100 thí sinh tham dự, đa số các thí sinh thể hiện tốt kiến thức của mình thông qua các phần thi: trắc nghiệm, hỏi đáp nhanh,thi xử lý tình huống và phần thi tiểu phẩm.
Qua cuộc thi cho thấy các thí sinh đã tích cực nghiên cứu, tìm hiểu các nghị định, quy định và điều luật trong các bộ luật được nhà nước ban hành khá chính xác, đa số các câu hỏi đều được thí sinh đáp đúng, có tranh luận, bổ sung, tạo được không khí sôi nổi vui tươi, thể hiện tinh thần giao lưu học hỏi với mục đích nâng cao hiểu biết về pháp luật để góp phần tuyên truyền luật pháp trong hội viên nông dân.
Đối tượng dự thi là cán bộ huyện – quận, chủ tịch, phó chủ tịch các xã –phường, chi hội trưởng , tuyên truyền viên, cán bộ trợ giúp pháp lý thuộc Hội Nông dân.Các thi sinh đã dư thi các hội thi pháp luật các năm trước không được dư thi đợt này.
Sau cuộc thi vòng 1, Ban tổ chức hội thi đã chọn 6 đội gồm đội của Hội Nông dân quận 2, quận 9, quận 12, Bình Tân, Bình Chánh, Củ Chi là những đội có số điểm cao nhất để tham dự vòng chung kết diễn ra vào cuối tháng 9/2009.

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2009

Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi (giai đoạn 2006 - 2010)

Thực hiện kế hoạch số 28 ngày 01/8/2006 về chương trình khuyến khích nông dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp; Chương trình hành động số 03 ngày 31/10/2006 của Quận ủy về chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên địa bàn quận. sáng ngày 02/6/2009 tại hội trường Ban Dân Vận, Hội Nông dân quận 9 đã tổ chức sơ kết 3 năm chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giai đoạn 2006 – 2008. Đến dự có ông Trần Trường Sơn – UVTV, Trưởng ban KT – XH Hội Nông dân TP. HCM; ông Huỳnh Công Năm – Trưởng Ban Dân vận Quận ủy; lãnh đạo phòng ban đơn vị thuộc quận, Đảng ủy các phường và trên 100 đại biểu đại diện nông dân 11 phường cũng đến dự.
Qua 3 năm thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã có 365 hộ hội viên nông dân tham gia trong đó có 27 hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, từng bước cải thiện cuộn sống của người nông dân, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và chương trình hành động chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên địa bàn quận.
Phát biểu tại buổi sơ kết, ông Trần Trường Sơn – UVTV, Trưởng ban KT – XH Hội Nông dân TP. HCM đánh giá cao sự nỗ lực của Hội Nông dân quận trong việc định hướng chuyển đổi cây trồng vật nuôi. Qua đó ông cũng nhấn mạnh việc tăng cường tuyên truyền và tập huấn cho nông dân… chú trọng việc nhân rộng điểm hình các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, đặc biệt là Hội phải tạo được đầu ra cho nông dân.
Tại buổi sơ kết, Hội Nông dân quận 9 đã tặng giấy khen cho 5 tập thể và 15 cá nhân đã tích cực vận động nông dân tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2006 – 2008.

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2009

Nâng cấp đường giao thông theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm"

Sáng ngày 30/8/2009, lễ khởi công công trình hẻm 12, đường 9, khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B đã diễn ra trong sự vui mừng, phấn khởi của chính quyền địa phương và các hộ dân đang sinh sống tại khu vực này. Được biết, hẻm 12 đường 9, khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B là hẻm đầu tiền trong năm 2009 được khởi công xây dựng theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". con hẻm có chiều dài 122 mét, rộng 4,3 mét, kinh phí thực hiện là 180 triệu đồng. Trong khi đó Nhà nước đầu tư 90 triệu, người dân đóng góp 90 triệu. Được biết, khi nâng cấp, toàn bộ hẻm sẽ được trải bê tông nhựa nóng với 9 hố ga để thoát nước. Bà Phan Thị Thu Loan - Chủ tịch UBND phường cho biết, mặc dù một số hộ dân trong khu vực hẻm có hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, nhưng với mong muốn có được con hẻm khang trang, sạch đẹp nên đa số hộ dân đều đồng tình ủng hộ việc đóng góp tiền để bê tông hoá hẻm.
Phát biểu tại buổi lễ khởi công, đồng chí Nguyễn Thị Lê, Phó Bí thư thường trực Quận uỷ đã biểu dương tinh thần hợp tác tích cực của tất cả hộ dân trong việc tham gia xây dựng bộ mặt khu dân cư mới văn minh, sạch đẹp, góp phần thực hiện thành công chủ đề năm thực hiện "Nếp sống văn minh đồ thị". Đồng chí chỉ đạo sau khi công trình hoàn tất, chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng cần tiến hành nghiệm thu kết hợp đánh giá rút kinh nghiệm để tiếp tục nhân rộng mô hình sang các đường hẻm khác trên địa bàn.