Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

HÌNH ẢNH HỘI THI PHÁP LUẬT

Ảnh gửi tặng quận 9, Cho Lemachthanh viết tin đăng bai len blog nhe!




Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

TẶNG NHÀ TÌNH THƯƠNG CHO HỘI VIÊN NGHÈO.

Sáng ngày 26/10/2010, Hội nông dân quận 9 đã phối hợp Ban vận động “Vì người nghèo” quận trao tặng nhà tình thương cho ông Nguyễn Văn Thao (sinh năm 1962) hiện cư ngụ 7/10, tổ 1, khu phố Tam Đa, phường Long Trường là hộ hội viên nông dân nghèo .
Qua một thời gian tiến hành khảo sát, được biết hoàn cảnh gia đình gặp rất nhiều khó khăn chưa có nhà ở ổn định. Hội Nông dân quận 9 quyết định xây cho hộ Nguyễn Văn Thao một căn nhà tình thương. Căn nhà được xây dựng trên nền nhà lá cũ, có diện tích 65 m2 tường xây, mái lợp tôn, nền tráng xi măng, với tổng kinh phí xây dựng là 35 triệu đồng, do Hội Nông dân Quận 9 hỗ trợ 15 triệu đồng, phần còn lại do gia đình và bà con thân tộc đóng góp thêm để xây dựng
Trong buổi lễ bàn giao nhà tình thương Hội Nông dân Quận 9, UBND phường Long Trường, các chi hội nông dân khu phố cũng đến chia vui và tặng những phần quà thiết thực trị giá 1 triệu, giúp gia đình ổn định nơi ở mới.
Được nhận ngôi nhà mới ấm áp nghĩa tình, Ông Nguyễn Văn Thao xúc động gởi lời cảm ơn đến sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Hội Nông dân đã giúp đỡ cho gia đình tôi có một căn nhà, tôi hứa sẽ cố gắng làm ăn để vươn lên để thoát nghèo.

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Họp mặt truyền thống 80 năm Hội Nông dân Việt Nam 14/10 /1930-14/10/2010

Sáng ngày 11/10/2010, tại hội Trung Tâm Bồi Dưỡng Chính Trị Quân 9, Hội nông dân quận 9 đã tổ chức họp mặt truyền thống kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2010). Đến dự có các đồng chí: Huỳnh Công Năm – Trưởng Ban dân vận Quận ủy, Nguyễn Thị Ánh Hồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND Quận, đại diện các ban ngành, tổ chức đoàn thể quận và Hội viên nông dân tiêu biểu có thành tích sản xuất kinh doanh giỏi…
Đồng chí Đỗ Thị Hiệp - Chủ tịch Hội Nông dân Quận đã ôn lại truyền thống vẻ vang của Hội Nông dân Việt Nam trong suốt 80 năm xây dựng và trưởng thành của Hội nông dân Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử cách mạng của dân tộc nói chung, trong đó có nông dân Quận 9 góp phần tích cực trong 2 cuộc kháng chiến giành độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Với gần 80% dân số của cả nước, nông dân nước ta giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã coi công tác vận động quần chúng là một trong những việc quan trọng bậc nhất của Đảng. Ngày 14 tháng 10 năm 1930, tổ chức Nông Hội Đỏ ra đời, là tiền thân của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay.
Từ đó đến nay trong suốt chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng giai cấp nông dân được tuyên truyền giác ngộ, xiết chặt hàng ngũ trong tổ chức Hội Nông dân Việt Nam, một lòng một dạ đi theo Đảng, đấu tranh kiên cường, bất khuất, lao động cần cù, sáng tạo, trở thành đội quân chủ lực của cách mạng, góp phần viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.
Trong công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã thực sự đi vào đời sống của nông dân. Các phong trào thi đua yêu nước do Hội Nông dân tổ chức, chỉ đạo đã không ngừng phát triển chiều rộng lẫn bề sâu, phát huy được cả tiềm năng thế mạnh trong giai cấp nông dân và sử dụng có hiệu quả của các nguồn đầu tư Nhà nước, góp phần làm thay đổi tích cực tình hình kinh tế xã hội nông thôn, đóng góp to lớn vào thành tựa chung của đất nước và quận 9 nói riêng.
Đồng chí Huỳnh Hồng Sơn - Chủ tịch Hội Nông dân phường Phú Hữu Đại diện Hội Nông dân Quận 9, thế hệ hôm nay cũng đã xin hứa phát huy truyền thống của Hội nông dân Việt Nam, thực hiện tốt các chương trình của công tác hội góp phần xây dựng “nông thôn mới văn minh tiến bộ” trên địa bàn quận. Dịp này Hội nông dân quận đã phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2010.
Để tiếp tục đưa bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển, BCH Hội đã kêu gọi hội viên gương mẫu đi đầu trong lao động sản xuất, trong tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và vươn lên làm giàu. Mỗi tổ hội đều phải có mô hình sản xuất, kinh doanh, xây dựng gia đình văn hóa để nhiều người cùng học tập nhân rộng.
Nhân dịp này, Hội Nông dân Quận đã trao hai kỷ niệm chương cho cán bộ, hội viên đã có nhiều đóng góp cho Hội và khen thưởng 11 tập thể thực hiện tốt phong trào thi đua 80 năm ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam.


Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

BẾ MẠC GIẢI BÓNG ĐÁ TRUYỀN THỐNG HỘI NÔNG DÂN QUẬN 9



Sau hơn 08 ngày khởi tranh, sáng ngày 09 tháng 10 năm 2010, giải bóng đá truyền thống lần thứ XI của Hội Nông dân quận 9 đã kết thúc. Trong suốt thời gian giải diễn ra các đội tham gia thi đấu đã thể hiện sự quyết tâm và phát huy hết khả năng của mình cống hiến cho khán giả những trận đấu đẹp, kết quả đội Hội Nông dân phường Tăng Nhơn Phú B đoạt giải nhất, nhì là đội Hội Nông dân phường Long Thạnh Mỹ và đồng giải ba là đội của Hội Nông dân phường Phú Hữu và Hội Nông dân phường Long Trường. Theo đó đội hạng nhất được tặng cúp, cờ lưu niệm và phần thưởng là 1.500.000 đồng; đội hạng nhì là 1.200.000 đồng và mỗi đội hạng 3 là 1.000.000 đồng.
một số hình ảnh buổi trao giải thưởng

HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ VỐN CỦA HỘI NÔNG DÂN QUẬN THIẾT THỰC VÀ HIỆU QUẢ

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn quận, theo chương trình hành động 03-CTr/QU của Quận ủy, hội Nông dân quận đã tích cực thực hiện công tác hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nông dân lập dự án vay vốn nguồn ủy thác Quỹ hỗ trợ nông dân (QHTND) Thành phố và QHTND quận để phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển đổi ngành nghề phù hợp với quá trình đô thị hóa.
Nói đến thành quả của hoạt động Hội Nông dân quận không thể không đề cập đến một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác hội là “hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống”. Đây là một chương trình hoạt động đã được hội triển khai thực hiện căn cơ, phát huy được hiệu quả thông qua mô hình vay vốn QHTND đã thu hút ngày càng đông hội viên nông dân đến với hoạt động Hội.
Hội Nông dân quận thực hiện đúng các quy trình, quy định cho vay, hướng dẫn lập thủ tục dự án cho từng phường. Đảm bảo thực hiện công tác quản lý hồ sơ, các thủ tục vay vốn theo quy định. Hội cũng đã được sự hỗ trợ tích cực của UBND các phường trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xác nhận, thẩm tra, giới thiệu cho nông dân được vay vốn.
Từ đầu năm 2010 đến nay, hội đã thu hồi vốn vay ủy thác QHTND Thành phố năm 2009 – 2010 với số tiền 2,175 tỷ đồng đúng thời gian quy định, không có nợ quá hạn, đạt tỉ lệ thu phí 100%. Thu hồi vốn vay Quỹ hỗ trợ nông dân quận 327 triệu, thu phí đạt 100%, không có nợ quá hạn. Đồng thời đã phát vay 426,424 triệu đồng cho 543 thành viên vay vốn xoay vòng QHTND quận với số tiền 845,5 triệu đồng; cho vay ủy thác của Hội Nông dân TP. Hồ Chí Minh được 464 lượt hộ với số tiền 7 tỷ 131 triệu đồng với nhiều dự án đầu tư trồng rau sạch, hoa kiểng, phong lan, mai ghép, cá kiểng, dịch vụ, chăn nuôi, sản xuất may thêu… Đặc biệt hỗ trợ vốn không lãi cho 22 hộ vay với tiền 265 triệu đồng. Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội thành lập 62 tổ vượt nghèo, giúp 1.763 hộ nghèo vay vốn với số tiền 16,515 tỷ đồng; lập 110 dự án theo quyết định 71 với số tiền 5,063 tỷ đồng giúp 1.160 lượt hộ vay và giải quyết việc làm tại chỗ cho 1.384 lao động là hội viên nông dân; Phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, phòng Kinh tế thẩm định các dự án vay nguồn vốn theo quyết định 105 hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu trồng vật nuôi được 29,358 tỷ đồng trong đó hỗ trợ lãi xuất vay được 1,465 tỷ đồng cho nông dân; nguồn vốn của quận hỗ trợ không lãi cho 110 lượt hộ trồng cây kiểng được 2,15 tỷ đồng, cho 21 hộ nuôi cá cảnh được 410 triệu đồng góp phần cho 110 hội viên nông dân chuyển đổi ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu trồng vật nuôi theo đúng định hướng.
Hội Nông dân quận và Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận đã ký kết hợp đồng trách nhiệm chương trình ủy thác cho nông dân vay vốn thực hiện đúng quy định của Ngân hàng đề ra.
Song song đó, công tác phối hợp nghiệp vụ cho cán bộ hội viên làm công tác tổ tiết kiệm và vay vốn kết hợp với các cơ quan hướng nghiệp cho nông dân, được cán bộ ngân hàng tận tình giúp đỡ hỗ trợ về mặt pháp lý. Phối hợp chặt chẽ với Trạm Khuyến nông liên quận 2, quận 9 và Thủ Đức trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân nhằm giúp cho nông dân sử dụng đồng vốn vay được hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Có được kết quả này, phải ghi nhận sự tích cực và phối hợp đồng bộ của hệ thống cơ sở hội trong việc tiến hành khảo sát nhu cầu và tham gia quản lý nguồn vốn. Nhận xét về hoạt động trợ vốn của hội, chị Đỗ Thị Hiệp, Chủ tịch Hội Nông dân quận 9 cho biết: “Công tác trợ vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội nhằm hỗ trợ hội nông dân thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống. Thông qua hoạt động vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân quận 9 đã tổ chức phong trào nông dân và thu hút hội viên đạt tỷ lệ cao. Trong nhiều năm qua, hoạt động trợ vốn đã phát huy hiệu quả, góp phần tham gia thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của quận. Những năm gần đây tỷ lệ thu hồi vốn luôn đạt 100% và không có trường hợp nào sử dụng vốn sai mục đích. Đây vừa là kết quả đáng mừn g của phong trào, vừa là động lực để trong thời gian tới Hội tiếp tục tăng cường nguồn vốn, mở rộng đối tượng vay, triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác Hội ngày càng đạt kết quả cao hơn, góp phần làm tăng uy tín và vai trò trách nhiệm của Hội trước hội viên nông dân”.

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

THƯ CHÚC MỪNG CỦA CHỦ TỊCH HỘI NÔNG DÂN QUẬN 9 NHÂN KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

Anh chị em cán bộ, hội viên cùng bà con nông dân thân mến!
Kỷ niệm lần thứ 80 ngày thành lập Hội Nông Dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2010) diễn ra giữa lúc giai cấp nông dân cùng nhân dân cả nước thi đua lập thành tích chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của đất nước trong năm 2010 chào mừng thắng lợi Đại hội Đảng bộ Tp. Hồ Chí Minh lần thứ IX Đây là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của giai cấp nông dân và Hội nông dân.
Từ ngày có Đảng giai cấp nông dân được tuyên truyền giác ngộ, xiết chặt hàng ngũ trong tổ chức Hội Nông dân Việt Nam, một lòng một dạ đi theo Đảng, đấu tranh kiên cường, bất khuất, lao động cần cù, sáng tạo, trở thành đội quân chủ lực của cách mạng, góp phần viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.
Trong công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã thực sự đi vào đời sống của nông dân. Các phong trào thi đua yêu nước do Hội Nông dân tổ chức, chỉ đạo đã không ngừng phát triển chiều rộng lẫn bề sâu, phát huy được cả tiềm năng thế mạnh trong giai cấp nông dân và sử dụng có hiệu quả của các nguồn đầu tư Nhà nước, góp phần làm thay đổi tích cực tình hình kinh tế xã hội nông thôn, đóng góp to lớn vào thành tựa chung của đất nước và quận 9 nói riêng.
Hội đã phát động nhiều phong trào thi đua, qua phong trào đã xuất hiện những điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh quốc phòng và xây dựng tổ chức Hội. Đó là những tập thể, cá nhân tiêu biểu cho tình thần hăng say công tác, lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, ý chí tự lực cường vươn lên và tình thần đoàn kết khắc phục khó khăn. Sớm ổn định đời sống đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi.
Kỷ niệm ngày thành lập hội năm nay, thay mặt Ban Chấp hành Hội Nông dân quận 9. Tôi nhiệt liệt biểu dương thành tích của phong trào nông và những nông dân điển hình tiên tiến đã từ khó khăn vượt lên, làm giàu cho gia đình, cho quê hương, góp phần làm giàu cho đất nước; biểu dương những tập thể cá nhân ở các cấp Hội đã nổ lực phấn đấu đạt những thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Nhân dịp này, thay mặt giai cấp nông dân và Hội Nông dân Quận 9, tôi chân thành cám ơn Đảng và Nhà nước, cám ơn các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho các cấp Hội Nông dân hoạt động có hiệu quả, từ cơ sở phường. Cám ơn Mặt trận và các đoàn thể, các ngành kinh tế, kỹ thuật, các cơ quan khoa học, các doanh nghiệp, phối hợp hoạt động và hợp tác với Hội Nông dân tạo ra những phong trào thiết thực, mang lại hiệu quả, cũng cố tổ chức xây dựng Hội và phong trào Hội Nông dân ngày càng vững mạnh.
Chào mừng ngày thành lập Hội, Hội Nông dân quận 9 quyết tâm xứng đáng là tổ chức giai cấp đại diện bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của bà con nông dân quận 9.
Xin gởi đến cán bộ, hội viên và bà con nông dân quận 9 lời chúc tốt đẹp nhất nhân ngày sinh nhật Hội.

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

TỔNG KẾT 5 NĂM VAI TRÒ HỘI NÔNG DÂN THAM GIA CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG VẬT NUÔI



Chiều ngày 07/10/2010, tại hội trường Ban Dân Vận quận 9, Hội Nông dân quận tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm vai trò Hội Nông dân tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giai đoạn 2006 - 2010. Đến dự có đồng chí Dương Văn Nhân - Phó chủ tịch Hội Nông dân TP. HCM; đồng chí Trần Văn Hưng - UVTV, Trưởng ban KT-XH TP. HCM; đồng chí Huỳnh Công Năm - Trưởng ban Dân vận Quận ủy; lãnh đạo phòng ban đơn vị thuộc quận, Đảng ủy các phường và trên 100 đại biểu đại diện nông dân 11 phường cũng đến dự.
Thực hiện Kế hoạch số 28 ngày 01 tháng 08 năm 2006 về chương trình khuyến khích nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Hội Nông dân TP.HCM và chương trình hành động số 03 ngày 31 tháng 10 năm 2006 của Quận ủy về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn quận từ nông nghiệp nông thôn sang nông nghiệp đô thị, hàng ngàn hộ nông dân quận 9 đã tiến hành việc cải tạo lập vườn, nuôi trồng thủy sản và phát triển nông nghiệp - nông thôn theo định hướng
phát triển kinh tế của thành phố và quận, Hội Nông dân quận 9 đã hỗ trợ nông dân vay vốn ưu đãi để phát triển chăn nuôi, trồng trọt, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân, khuyến khích và hỗ trợ bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thông qua việc phối hợp với phòng Kinh tế, phòng LĐTB-XH, Ngân hàng, Trạm Thú y, Khuyến nông… tổ chức các điểm trình diễn, những mô hình điểm tạo điều kiện giúp những bà con nông dân thiếu vốn làm ăn có cơ hội vươn lên thoát nghèo; tổ chức cho các hộ nông dân tham quan những mô hình làm ăn có hiệu quả; hướng dẫn nông dân sử dụng hợp lý nguồn lao động, thành lập các CLB Khuyến nông giúp nông dân nâng cao kiến thức, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất với nhau… nhằm góp phần phát huy và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp vừa có hiệu quả kinh tế cao, vừa phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương trong tiến trình đô thị hóa.
Qua 5 năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, các cấp Hội Nông dân quận 9 đã góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn quận, cụ thể: diện tích trồng lúa năng suất thấp giảm 118,64 ha, cây trồng vật nuôi phát triển phong phú đa dạng đúng theo định hướng như tổng diện tích vườn cây ăn hiện có 1.356,8 ha. Một số vườn cây ăn trái đạt hiệu quả kinh tế, phù hợp thổ nhưỡng như mận An Phước, dừa giống mới được trồng kết hợp mô hình VAC, tôn tạo cảnh quan hình thành vườn du lịch sinh thái, đặc biệt đang phát triển mô hình vườn cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái và câu cá giải trí đạt hiệu quả cao tại các phường Trường Thạnh, Long Phước và Long Thạnh Mỹ. Diện tích cây kiểng là 59,1 ha tăng chủ yếu là bonsai, kiểng lá, hoa lan và mai ghép; Về chăn nuôi, định hướng giảm đàn gia súc do gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là đối với các phường đô thị hóa nhanh. Hiện nay trên địa bàn xuất hiện vài mô hình mới lạ, trước mắt đạt hiệu quả kinh tế cao như Heo Rừng lai, Dế, Kỳ nhông, Bò cạp, nhím… Về tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển đặc biệt ở các phường thực hiện các dự án quy hoạch, cụ thể là thành lập các tổ hợp tác gia công may mặc, túi sách, đan móc giỏ, đóng ba-gết và dịch vụ thiết kế, chăm sóc cây cảnh tại các gia đình và quy mô trang trại cũng được phát triển mạnh trong nông dân. Đồng thời 5 năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã có 457 hộ hội viên nông dân tham gia trong đó có 291 hộ có thu nhập từ 30 đến 50 100 triệu đồng/năm, đạt 26,5% so tổng nông nghiệp; 149 hộ có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm, đạt 13,57%; 34 hộ có thu nhập trên 100 đồng/năm, vượt chỉ tiêu chương trình Quận ủy đề ra.
Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, từng bước cải thiện cuộc sống của người nông dân, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và chương trình hành động chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên địa bàn quận. Một vài trong số những điển hình ấy là mô hình VAC nuôi tôm, cá và trồng cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái, kinh doanh dịch vụ Heo rừng lai của ông Nguyễn Văn Ký (P.Long Thạnh Mỹ) với mức thu nhập bình quânhàng năm trên 200 triệu đồng; hộ ông Trần Công Danh (P.Trường Thạnh) trồng cây ăn trái với mức thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm; hộ ông Bùi Văn Phép (P.Long Bình) với diện tích 17.000m2 đất nông nghiệp đưa vào nuôi các loại cá cảnh, xây hồ ép cá đẻ, ươm cá bột để bán cá giống, kết hợp nuôi heo và nuôi cá thịt thu nhập bình quân hàng năm trên 200 triệu đồng; hộ ông Nguyễn Văn Tư (P.Phú Hữu) trồng mai ghép, làm dịch vụ chăm sóc cây kiểng kết hợp nuôi tôm càng xanh thu nhập trên 150 triệu đồng/năm; hộ ông Cao Văn Trọng chuyển từ đất trồng lúa sang đào ao nuôi cá rô đồng, trồng cây hoa lan thu nhập bình quân 100 triệu đồng/năm và mô hình rau mầm của tổ hợp tác ở phường Tăng Nhơn Phú B là gương điểm hình cho phong trào trồng rau mầm trên địa bàn quận. Đó chính là những cá nhân tiêu biểu trong số hành trăm hộ nông dân sản xuất giỏi tại quận 9, mà nỗ lực, vượt khó và không ngừng vươn lên của chính họ đã đóng góp một phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và sự phát triển chung của quận 9.
Phát biểu tại buổi tổng kết, ông Dương Văn Nhân - Phó chủ tịch Hội Nông TP.HCM đánh giá cao sự nỗ lực của Hội Nông dân quận trong việc định hướng chuyển đổi cây trồng vật nuôi. Qua đó ông cũng nhấn mạnh Hội Nông dân quận cần tiếp tục giữ vững những mô hình đã xây dựng được, đồng thời tiếp tục tìm tòi và phát triển những mô hình mới theo hướng nông nghiệp đô thị, thực hiện tốt phương châm SX-KD của ngành nông nghiệp thành phố hiện nay là “Giống mới - Kỹ thuật mới – Chi phí thấp - Chất lượng cao và đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng”.
Nhằm biểu dương sự nỗ lực phấn đấu của những hộ nông dân tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nông nghiệp và sự phát triển của ngành kinh tế nông nghiệp quận 9 trong 5 năm qua, nhân dịp này, BTV Hội Nông dân quận 9 đã tặng giấy khen cho 6 tập thể đã tích cực vận động nông dân tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giai đoạn 2006 – 2010.

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2010

KHAI MẠC GIẢI “BÓNG ĐÁ TRUYỀN THỐNG NÔNG DÂN” LẦN THỨ XI NĂM 2010



Thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2010) và thực hiện kế hoạch liên tịch hoạt động giữa Hội Nông dân và Trung tâm thể dục thao quận 9, về việc “Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao ở nông thôn” trên địa bàn quận, thi đua rèn luyện thân thể, tạo không khí “Vui - Khỏe”.
Sáng ngày 02/10/2010 lễ khai mạc giải bóng đá truyền thống nông dân quận 9 lần thứ XI đã diễn ra trong không khí tưng bừng, phấn khởi tại sân vận động Trung tâm thể dục thể thao quận. Đến dự buổi khai mạc có đồng chí Huỳnh Văn Trang, chuyên viên Ban dân vận quận ủy 9; đồng chí Nguyễn Tiến Phúc, phó giám đốc trung tâm thể dục thể thao quận 9. Ngoài ra còn có sự tham dự đại diện lãnh đạo cấp ủy Đảng hội nông dân các phường.
Giải thu hút 11 đội từ Hội Nông dân của 11 phường với hơn 110 vận động viên. Việc tổ chức tuyển chọn vận động viên, lập hồ sơ đăng kí đầy đủ theo qui định trong điều lệ giải đã được thực hiện từ những ngày đầu tháng 9/2010. Các đội sẽ đá vòng loại trực tiếp, khởi tranh từ ngày khai mạc và kết thúc vào ngày 9 tháng 10, Ban tổ chức sẽ trao cho một giải giải nhất, một giải giải nhì và hai giải ba.
Ban Tổ chức cũng kêu gọi tất cả các huấn luyện viên, vận động viên, các trọng tài và cổ động viên thể hiện đầy đủ trách nhiệm và tinh thần thể thao để giải đấu diễn ra công bằng, sôi động và hấp dẫn.
Sau lời phát biểu khai mạc của đồng chí Đỗ Thị Hiệp, Chủ tịch Hội Nông dân quận, trận khai mạc giải giữa hai đội Phước Long A và Long Thạnh Mỹ đã diễn ra khá sôi động trong tiếng reo hò, cổ vũ của cổ động viên. Cũng tại buổi lễ khai mạc này đồng chí Đỗ Thị Hiệp cho biết giải “bóng đá truyền thống nông dân”quận là một hoạt động thường niên, được tổ chức hàng năm chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc và ngày truyền thống Hội Nông dân Việt Nam nhằm đẩy mạnh phong trào luyện tập thể thục thể thao ở địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới theo tình thần Nghị quyết 26 của BCH. TW Đảng khóa X đề ra về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn và nhằm tạo thêm sân chơi, tăng cường tình đoàn kết và giao lưu giữa các hội viên.

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010

TỔNG KẾT CÔNG TRÌNH SỬA CHỮA NHÀ CHO NÔNG DÂN NGHÈO



Thực hiện chương trình “Nghĩa tình Nông dân” do Hội Nông dân phối hợp với Đài truyền hình Tp. Hồ Chí Minh tổ chức hàng năm, nhằm gây quỹ để chăm lo cho hội viên nông dân nghèo thành phố về Bảo hiểm y tế, phương tiện nghe nhìn, học bổng và sửa chữa nhà cho các hộ hội viên nông dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.
Chiều ngày 01/10/2010, tại nhà hội viên nông dân Châu Kim Thanh, sinh năm 1968, ngụ 69, tổ 7, KP Long Đại, Phường Long Phước đã diễn ra Hội nghị tổng kết công trình sửa chữa nhà cho nông dân nghèo quận 9 năm 2010. Đến dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Phụng, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố; đại diện lãnh đạo các ban, văn phòng Thành Hội. Về phía địa phương có đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Thành uỷ viên Bí thư quận uỷ đại diện lãnh đạo phòng, ban, cấp uỷ địa phương cùng 19 hộ nông dân được sửa chữa nhà.
Báo cáo tổng kết nêu rõ, trong thời gian hơn 2 tháng vừa qua Hội Nông dân quận 9 đã tiến hành sửa chữa nhà cho 19 hộ nông dân nghèo với tổng số tiền là 351.620.000 đồng, trong đó Hội Nông dân thành phố cấp 170.000.000 đồng; Quận uỷ hỗ trợ thêm 35.450.000 đồng trong đó được trích từ quỹ “Vì người nghèo” của quận là 15.500.000 đồng và vận động các mạnh thường quân, các doanh nghiệp trên địa bàn là 12.350.000 đồng, đảng uỷ phường Long Phước hỗ trợ từ nguồn vận động là 6.000.000 đồng; Đặc biệt Hội Nông dân quận 9 vận động bà con, hội viên nông dân đóng góp 146.170.000 đồng.
Hội viên nông dân nghèo Châu Kim Thanh, sinh 1968, ngụ 69, tổ 7, KP Long Đại, Phường Long Phước thay mặt cho 19 hộ nông dân nghèo được sửa chữa nhà chân thành cảm ơn Hội Nông dân, Đài truyền hình thành phố, các cơ quan, ban ngành, cấp uỷ địa phương, các nhà hảo tâm đã mang đến cho gia đình mái nhà lành lặn, ấm cúng, giúp chúng tôi không còn sợ gió lùa mỗi khi đông về hay mùa gió chướng tới. Không còn sợ ướt khi những trận mưa như hắt nước vào người, trong ngôi nhà mới giấc ngủ đến với các thành viên trong gia đình chúng tôi sâu hơn không chập chờn và đầy lo lắng như trước nữa.
Phát biểu với hội nghị đồng chí Nguyễn Văn Phụng, chủ tịch Hội Nông dân thành phố cho biết: Việc giúp nông dân sửa chữa nhà chỉ là một trong các hoạt động “Tết làm điều hay vì nông dân nghèo” mà Hội Nông dân và Đài truyền hình thành phố đã phối hợp tổ chức trong 3 năm vừa qua. Trong chương này không chỉ có sửa chữa nhà mà còn giúp vốn, tạo việc làm cho bà con nông dân, hỗ trợ tivi, tặng thẻ bảo hiểm y tế, chăm lo tết cho người nghèo, trao tặng học bổng cho con em nông dân nghèo hiếu học… chương trình đã tạo được sự đồng cảm của toàn xã hội, được các ngành, các cấp, các nhà hảo tâm đồng lòng hưởng ứng. Chương trình ngày càng thiết thực và gần gũi hơn với người nông dân thành phố, đáp ứng được phần nào tâm tư nguyện vọng của bà con nông dân nghèo, giúp họ vượt qua những khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
Cũng tại hội nghị này đồng chí Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó chủ tịch UBND quận 9 bày tỏ cảm xúc của mình: Chương trình “Tết làm điều hay vì nông dân nghèo” mà Hội Nông dân và Đài truyền hình thành phố đã phối hợp tổ chức trong những năm vừa qua là một chương trình mang đậm tính nhận văn sâu sắc. Cái được lớn nhất của chương trình không chỉ là sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách ở địa phương mà còn là qua thực hiện các công trình đó tình làng nghĩa xóm, tình anh em trong gia đình và trong dòng họ ngày càng được thắt chặt, qua đó họ đồng cảm, hiểu và thương nhau hơn.

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

LÃNH ĐẠO QUẬN ỦY THĂM VÀ TẶNG QUÀ CHO NÔNG DÂN NGHÈO



Trong những năm gần đây, Phát huy trách nhiệm của tổ chức Hội nông dân trong việc chăm lo đời sống nông dân nghèo, lá lành đùm lá rách của cha ông vào phong trào của mình, là cơ sở cho việc ra đời phong trào xã hội “ tình làng nghĩa xóm” để chăm lo việc xây nhà chống dột, sửa chữa nhà ở và xây nhà tình thương cho gia đình diện khó khăn nghèo không có điều kiện để có được những mái ấm gia đình lành lặn. Từ tình làng nghĩa xóm, được Hội phát động nhuần nhuyển trong hoạt động của các chi Hội, tổ Hội ở các phường. Với sự trợ sức của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc quận, các Ban nghành, các tổ chức xã hội, các nhà Mạnh thường quân, các doanh nghiệp… nhất là sự dang tay chia xẻ của bà con nông dân sãn xuất kinh doanh giỏi, làm ăn phát đạt trước những lời mời gọi nghĩa tình của Tổ chức Hội đã ghóp phần lớn điều kiện vật chất cho tổ chức Hội làm nên những hoạt động xã hội khác ở nông thôn.
Để Chuẩn bị công tác bàn giao công trình sửa chữa nhà cho 19 hộ nông dân nghèo. Nhâp dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam. Chiều ngày 21/9/2010, lãnh đạo Quận ủy đã tổ chức thành hai đoàn đến thăm và tặng quà cho hội viên nông dân nghèo được sửa chữa nhà và một hộ được xây tặng nhà tình thương tại các phường Long Phước, Long Trường và Phú Hữu.
Đoàn một do đông chí Phan Nguyễn Như Khuê, Bí thư Quận ủy làm trưởng đoàn, cùng đi có đồng chí Phan Văn Cường phó Bí thư thường trực Quận ủy; đồng chí Huỳnh Công Năm, Thường vụ Quận ủy, trưởng Ban Dân vận; đồng chí Nguyễn Chiến Chinh, UVTV, chánh văn phòng Quận ủy; đồng chí Đỗ Thị Hiệp, Chủ tịch Hội Nông dân Quận. Đến thăm 11 hộ nông dân được sữa chửa nhà tại phường Long Phước, mỗi phần trị giá 400.000 đồng và tiền mặt 1.000.000 đồng nhân dịp đón tết trung thu. Đồng thời Đảng bộ quận chỉ đạo hỗ trợ thêm 12.000.000 đồng trong đó trích từ quỹ Vì Người nghèo của quận 6.000.000 đồng và Quỹ Vì Người nghèo phường Long Phước 6.000.000 đồng để hỗ trợ bổ sung cho 05 hộ gia đình còn khó khăn trong việc sửa chửa nhà để sớm hoàn chỉnh nơi ở. Bên cạnh đó Công ty cổ phần địa ốc An Nhân hỗ trợ thêm 6.000.000 đồng.
Đoàn hai do đồng chí Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó chủ tịch UBND Quận làm trưởng đoàn, cùng đi có đồng chí Nguyễn Thị Lê, nguyên phó Bí thư thường trực Quận ủy; đồng chí Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBMTTQ quận; đồng chí Nguyễn Thị Tâm, phó chủ tịch Hội Nông dân quận. Đến thăm các hộ các hộ sửa chửa nhà tại Phường Long Trường, phường Phú Hữu, và 05 em gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Phường Long Thạnh Mỹ.
Đây là những hoạt động chăm lo thiết thực rất có ý nghĩa của Đảng bộ nhân dịp Trung thu, nhằm động viên về mặt tinh thần đối với bà con nông dân nghèo còn khó khăn về nhà ở.
Được biết, Hội nông dân sẽ tổ chức tổng kết việc sửa nhà cho hội viên nông dân nghèo và tổ chức bàn giao 01 căn nhà tình thương vào tháng 09/2010. Quận ủy chỉ đạo Ban Vận động Vì người nghèo quận chuẩn bị những phần quà có ý nghĩa để tổ chức trao tặng cho 19 gia đình nhân dịp bàn giao nhà.

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010

DU LỊCH SINH THÁI NÔNG THÔN MỘT LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG MỚI



Đã qua 3 nhiệm kỳ Đại hội kể từ ngày Quận 9 được thành lập. 13 năm qua, giai cấp nông dân trên địa bàn quận luôn thể hiện tính tiên phong nòng cốt trong quá trình vươn lên thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp đô thị bền vững. Thông qua việc hưởng ứng thực hiện chủ trương, Nghị quyết của Quận Đảng bộ trong chuyển đổi cây trồng vật nuôi, nhất là chương trình hoa - cây kiểng - cá cảnh, thực hiện các vùng cây ăn trái dọc tuyến đê bao ven sông Sài Gòn, góp phần đa dạng hoá loại hình, ngành nghề sản xuất nông nghiệp kết hợp với phát triển du lịch, dịch vụ nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm,.. Nông dân Quận 9 đã từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống càng sung túc.
Nông nghiệp đô thị ngày càng trở thành xu thế phát triển tất yếu khi đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Nông nghiệp đô thị vì thế cũng không còn họat động của một cá thể, quy mô nhỏ mà phải trở thành một ngành kinh tế đóng góp đáng kể vào kinh tế đô thị.
Có thể nói, cùng với xu hướng phát triển chung của thành phố, ngành nông nghiệp quận đã và đang có bước chuyển mình nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập trong giai đoạn hiện nay. Cùng với chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đầu tư phát triển nông thôn theo hướng đô thị, đời sống người nông dân quận 9 ngày càng được cải thiện rõ rệt. Điều này cho thấy việc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng đô thị là một lựa chọn hợp lý và xu thế tất yếu trong tiến trình đô thị hóa. Không ít nông dân Quận 9 đã tìm tòi, học hỏi, quyết định thực hiện nhiều bước đột phá, góp phần hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái hấp dẫn và hiệu quả trên nhiều phương diện.
Không để nông dân còn tha thiết với nghề nông tự bơi. Dựa vào chương trình hành động 03-CTr/QU của Quận ủy về việc vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn quận nhằm chuyển những diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang những cây, con cho hiệu quả kinh tế cao, hướng tới hình thành nền nông nghiệp đô thị gắn với môi trường sinh thái bền vững, từ năm 2006 thường trực Hội Nông dân Quận đã chỉ đạo các cấp Hội hướng dẫn, tuyên truyền cho hội viên nông dân về chủ trương của quận uỷ cùng các chính sách hỗ trợ lãi xuất vốn vay, đầu tư khoa học kỹ thuật, xây dựng hạ tầng đối với những danh mục được hưởng các chính sách chuyển dịch cây trồng, vật nuôi. Bà Đỗ Thị Hiệp - Chủ tịch Hội nông dân quận khẳng định:“Chúng tôi lấy phường Long Phước là một trong 13 phường, chọn làm điểm thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp để khảo sát, điều tra đời sống, sản xuất của hội viên nông dân trong khu dự án 100 ha vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái ở khu phố Lân Ngoài, phường Long Phước, qua đó sẽ mở rộng việc kết nối với các điểm du lịch lân cận như chùa Hội Sơn, Phước Long Tự (phường Long Bình); khu du lịch Vườn Cò (phường Long Thạnh Mỹ), khu vườn (phường Trường Thạnh) thành cụm tua hoặc tuyến du lịch theo đường sông Tắc, sông Đồng Nai và đường bộ sau này”.
Năm 2008, UBND quận chính thức khai trương làng du lịch sinh thái, đây là một bước ngoặt quan trọng, là kết quả sự cố gắng chung sức của chính quyền địa phương và nhân dân cùng sát cánh vực dậy tiềm năng kinh tế của quận. Làm du lịch theo kiểu “dã chiến” để bán hết sản phẩm tại chỗ cũng có ưu điểm trong việc tìm đầu ra cho nông sản của người nông dân một nắng hai sương. Có thể nói, vào thời điểm này, đây là dự án mang tính sáng kiến và đột phá, vì “đánh trúng” mục đích việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích nghi với vùng nông nghiệp đặc thù của Quận 9, đồng thời thúc đẩy sự phát triển có định hướng của một quận mới trước tốc độ đô thị hóa.
Ý tưởng làm du lịch của bác Ba Đài - phường Long Phước thật đơn giản. Mấy năm trước, khi thấy vườn trái cây ở nhà và bà con lối xóm liên tục rớt giá, đời sống nhà nông lận đận, long đong… bác Ba quyết định xây dựng lại đường sá, nhà vệ sinh, lên đất lên vườn cho khang trang, sơn phết tân trang lại mấy chiếc ghe cũ để đón khách đến vui chơi, tham quan thưởng ngoạn dòng sông mùa nước nổi và nhân đó để chào bán luôn trái cây trong vườn, con cá dưới ao. Đơn giản chỉ vậy, thế mà bây giờ trở lại đây, người dân xung quanh gọi ông là bác Ba “thời đại”, vì biết tìm ra được lối đi cho xóm làng, chẳng những thoát được 2 chữ “đói nghèo” mà còn vươn lên làm giàu.
Từ 2 ha đất trồng lúa nằm cặp sông Tắc, chảy từ Đồng Nai sang sông Sài Gòn, lão tri điền Nguyễn Hồng Ký ở khu phố Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ đã cải tạo chuyển sang trồng dừa. Nhờ có vườn dừa nên cò và một số loài chim ở rừng Sác bay về trú ngụ. Tận dụng lợi thế này, ông Ký tìm mọi cách giữ chim rồi đầu tư hạ tầng, đào ao nhử cá, tôm từ sông vào: Cùng lúc 6 ha đất đối diện bên kia sông Tắc ông cũng chuyển sang trồng ăn trái đặc sản, hình thành khu du lịch. Ông Ký cho biết “hàng chục hộ đang nuôi khoảng 1.000 con heo rừng lai, Hội Nông dân quận hướng dẫn chúng tôi thành lập tổ hợp tác nuôi heo rừng để giúp nhau kỹ thuật, đăng ký thú y, tìm đâu ra và phục vụ khách tham quan”. Không những vậy, ông Ký còn kết hợp cho du khách tham quan nhà vườn với nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đặc trưng, thưởng thức ẩm thực nhà vườn với những món khoái khẩu, mang đậm nét đồng quê dân dã.
Từ quận 2 vợ chồng Võ Văn Lương lên ấp Lân ngoài - phường Long Phước giáp sông Đồng Nai mua 5 ha đất bưng trũng rồi vay vốn hỗ trợ lãi xuất theo chủ trương của Quận uỷ đầu tư xây dựng “nhà - vườn” kết hợp câu cá giải trí. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng nhà rường Huế, nhà kiến trúc của nông dân vùng Phong Nha – Kẽ Bàng, nhà chữ đinh Nam bộ. Hộ Nguyễn Thị Thanh ở phường Long Thạnh Mỹ, Nguyễn Công Danh ở phường Trường Thạnh cũng rất thành đạt với mô hình vườn sinh thái đẹp phục vụ du lịch.
Tiềm năng về du lịch vườn rất lớn, cộng với khát vọng được chung lưng với chính quyền địa phương để làm giàu của nông dân luôn cháy bỏng, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng hiện đại hoá gắn với việc gìn giữ môi trường sinh thái. Qua đó, chọn ra các mô hình vườn sinh thái tiêu biểu, các vườn cây kiểng đẹp, nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng xanh, sạch, đẹp và có hiệu quả kinh tế. Đồng thời tạo cảnh quan môi trường tốt phục vụ phát triển du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tìm hiểu về đời sống người dân ngoại thành, cùng các ngành nghề sản xuất nông nghiệp, tiến tới kết nối được với các công ty du lịch lữ hành. Và họ đang trông chờ một “đầu tàu” hỗ trợ, kéo họ về đến đích.

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2010

KHAI GIẢI LỚP KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ CÁN BỘ HỘI CƠ SỞ HỘI NĂM 2010



Sáng ngày 10/08/2010, tại Hội trường Khối vận Quận 9, Hội Nông dân quận 9 phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận mở lớp bồi dưỡng “Kỹ năng nghiệp vụ cán bộ Hội cơ sở năm 2010”. Đến dự có đồng chí Trần Thị Kim Hoàn, Giám đốc trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận 9; đồng chí Nguyễn Thị Tâm, Phó chủ tịch thường trực Hội Nông dân quận; đồng chí Phạm Tấn Xuân Tước, Giảng viên khoa tư tưởng Hồ Chí Minh Học viện Hành Chính khu vực II và các cơ sở Hội
Nội dung lớp học có các chuyên đề sau: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tưởng, cơ sở lý luận của cách mạng Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam - Người tổ chức lãnh đạo và nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; Hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay; Hội Nông dân Việt Nam với công tác dạy nghề và hỗ trợ việc làm nông dân. Vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong việc hướng dẫn, hỗ trợ nông dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản phẩm và “Nghiệp vụ công tác hội” công tác xây dựng tổ chức - kiểm tra của Hội Nông dân.
Đối tượng dự lớp tập huấn là: Các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành chuyên trách; cán bộ Hội cơ sở; cán bộ chi tổ Hội và thành viên các câu lạc bộ hoa lan, cây cảnh; dân số; môi trường, tổ hợp tác…

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2010

TỔ CHỨC TỌA ĐÀM "NÔNG DÂN VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG" NĂM 2010

Sáng ngày 05/08/2010, tại Hội trường Khối vận Quận 9, Hội Nông dân thành phố; Ban an toàn giao thông thành phố; Hội Nông dân quận 9 phối hợp tổ chức tọa đàm “Nông dân với an toàn giao thông”.
Về dự có đồng chí Âu Dương Kim, đại diện thường trực Ban An toàn giao thông thành phố; đồng chí Võ Thanh Tòng, Phó Ban Tuyên huấn Hội Nông dân thành phố; Thượng tá Nguyễn Văn Độ, đội trưởng Đội cảnh sát giao thông quận 9; đồng chí Đoàn Thị Kim Oanh, phó trưởng Ban dân vận quận 9 và hơn 120 hội viên, nông dân quận 9.
Mở đầu tọa đàm Đồng chí đồng chí Âu Dương Kim, đại diện Ban An toàn Giao thông thành phố đã thông tin một số tình hình về an toàn giao thông trên địa bàn thành phố trong 6 tháng vừa qua. Theo đó, trong 6 tháng năm 2010 vừa qua, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 493 vụ tai nạn giao thông, làm chết 410 người và bị thương 191 người. So với cùng kỳ năm 2009, số vụ tai nạn giảm 71 vụ (-13,5%); giảm 38 người chết (-8,48%) và giảm 71 người bị thương (-27,10%).
Cuộc tọa đàm diễn ra sôi nổi có nhiều ý kiến đóng góp và hiến kế để ra những giải pháp có tính khả thi cao nhằm kéo giảm vụ việc vi phạm an toàn giao thông, các đại biểu dự tọa đàm đều thống nhất biện pháp tuyên truyền cần được đẩy mạnh hơn nữa và đặc biệt là nên đưa về chi tổ Hội để mọi người dân cũng nắm được Luật giao thông để chấp hành tốt Luật an toàn giao thông khi tham gia lưu thông trên đường

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

TẬP HUẤN KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ HỘI VIÊN



Căn cứ vào hợp đồng thực hiện công việc số 01-10/HĐ ngày 01/4/2010 giữa Hội Nông dân và Thanh tra thành phố về tuyên truyên Luật khiếu nại tố cáo; Pháp lệnh hoà giải cơ sở; Nhằm tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ hội viên, nông dân, qua đó nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, hình thành ý thức tự giác thực hiện tốt các quy định của pháp luật, nhất là trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy; khiếu nại tố cáo, luật đất đai, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trong gia đình. Sáng ngày 29/7/2010, tại Hội trường Khối vận Quận 9, Hội Nông dân thành phố phối hợp với Hội Nông dân quận 9 đã mở lớp tập huấn cho 130 cán bộ, hội viên, nông dân trong quận. Đến dự có đồng chí Trần Đình Trữ, Trưởng phòng Pháp chế Thanh tra Tổng hợp Thành phố, đồng chí Nguyễn Thị Kim Long, Cán bộ Ban Tuyên Huấn Hội Nông dân thành phố và đồng chí Đỗ Thị Hiệp, Chủ tịch Hội Nông dân quận 9.
Thông qua lớp tập huấn pháp luật tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên có điều kiện nâng cao kỹ năng trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nông dân, qua đó bổ sung đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật trong hệ thống Hội.
Nội dung lớp tập huấn bao gồm: Luật giao thông đường bộ năm 2008; Luật khiếu nại tố cáo năm 2005, Quyết định 132 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận; Luật phòng chống bạo lực trong gia đình năm 2007; Luật đất đai năm 2003 (2 điều luật mới sửa đổi) và các Nghị định như: Nghị định 23 năm 2008 về việc xử phạt trong xây dựng; Nghị định 150 năm 2005 về văn minh đô thị; Nghị định 123 về xử phạt vi phạm trong luật bình đẳng giới

Được biết, đây là đợt học tập thường xuyên mà Hội nông dân quận 9 tổ chức hàng năm và cũng là đợt học tập để các thí sinh ôn tập và chuẩn bị cho cuộc thi “Nông dân tìm hiểu pháp luật” do Hội nông dân, Sở Tư pháp, Thanh tra thành phố và Đài truyền hình thành Thành phố phối hợp tổ chức vào dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2010).

Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2010

SƠ KẾT CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

Chiều ngày 15/7/2010, Hội Nông dân quận 9 đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác Hội & phong trào nông dân 06 tháng đầu năm 2010 và phát động thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ Quận nhiệm kỳ 2010 – 2010. Đến dự có đồng chí Hùynh Công Năm, Trưởng Ban Dân vận quận ủy; đại diện cấp uỷ phường và các đồng chí Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nông dân quận.
Báo cáo tổng kết cho thấy trong trong 6 tháng vừa qua, các cấp Hội đã tổ chức được 81 cuộc tập huấn tuyên truyền với 5.211 lượt cán bộ, hội viên nông dân tham dự. Nội dung là tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng CSVN (3/2/1930 – 3/2/2010), tuyên truyền về kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/04/2010), ngày quốc lao động 1/5,vận động hội viên nông dân tích cực hưởng ứng “Năm thực hiện nếp sống văn minh - mỹ quan đô thị”, thực hiện chiến dịch truyền thông lồng ghép Dân số kế hoạch gia đình, tháng hành động “Vì Gia đình và Trẻ em”, tổ chức nói chuyện chuyên đề về thân thế và sự nghiệp Chủ Tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Bác, tiếp tục triển khai chương trình hành động số 24-CTr/QU của Quận ủy về thực hiện nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đã có 807 lượt cán bộ, hội viên được tuyên truyền về Luật Đất đai; Luật khiếu nại tố cáo; Luật Phòng chống bạo hành trong gia đình; Luật Nghĩa vụ quân sự; Nghị định 34/NĐ-CP về tăng cường xử phạt vi phạm giao thông… Thông qua công tác tuyên truyền đã góp phần giải đáp thông tin về tình hình pháp luật để hội viên nông dân chấp hành thực hiện tốt pháp luật.
Bên cạnh đó, Hội còn tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 05 (khóa III) và Nghị quyết 04 (khóa IV) của Trung ương Hội NDVN về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Hội vững mạnh và nâng cao chất lượng tổ chức Hội các cấp; tổ chức phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2005 – 2010; phối hợp phòng kinh tế quận tổ chức tập huấn 6 buổi trên 2.000 chuyên đề các bệnh dịch trên đàn gia súc. Đối với công tác tổ chức, phát triển mới 325/400 hội viên, phát triển 5 Đảng viên, Củng cố nhân sự cấp cơ sở và bầu bổ sung chức danh Chủ tịch Hội nông dân phường Tân Phú. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có trên 50% số phường có cán bộ Hội Nông dân tham gia cấp uỷ.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, gắn với chương trình chuyển đổi cây trồng vật nuôi và chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá giàu của quận, đã có 650 hộ đăng ký. Hội luôn được phát động gắn với bình chọn “Người nông dân tiêu biểu”, bằng các họat động thi đua yêu nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng thời tổ chúc cho nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đăng ký các danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp và giúp đỡ hội viên nghèo về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, về giống…Tiến hành khảo sát nhu cầu vốn, dạy nghề của hội viên nông dân. Đặc biệt quan tâm đối với hội viên có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.
Hưởng ứng chương trình Tết làm điều hay vì Nông dân nghèo Thành phố, Hội Nông dân quận đã vận động hội viên và các mạnh thường quân ủng hộ Quỹ vì người nghèo Thành phố số tiền 60 triệu đồng để góp phần chăm lo Tết nguyên đán, mua bảo hiểm y tế và sửa nhà cho hội viên nghèo. Hội Nông dân Thành phố đã trao 25 thẻ BHYT trị giá 4.387.500 đồng, đang khảo sát sữa chửa 21 căn nhà cho hội viên nông dân nghèo, chăm lo các gia đình diện chính sách vui xuân Canh Dần năm 2010 được 936 phần quà, bình quân 200 ngàn đông trên một phần quà và vận động quỹ xây dựng 01 căn Nhà tình thương trị giá 15 triệu đồng.
Tại hội nghị các đại biểu đã thảo luận về những vướn mắc trong quá trình tuyên truyền thực hiện chương trình tam nông của quận, mặt được và những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức Đại hội nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 03 cấp, đặc biệt là phát huy vai trò của Hội Nông dân các cấp thông qua việc mạnh dạn đề xuất ý kiến với cấp ủy và chính quyền địa phương về những vấn đề có liên quan đến đời sống và sản xuất của nông dân, các lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
Phát biểu chỉ đạo của ông Hùynh Công Năm, Trưởng Ban Dân vận quận ủy đánh giá cao kết quả mà Hội Nông dân quận đạt được trong 6 tháng đầu năm 2010, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền vận động nông dân tham gia phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi góp phần xóa đói giảm nghèo, cũng như việc triển khai, hỗ trợ các dự án vừa và nhỏ. Tuy nhiên trong thời gian tới Hội nông dân cần phải tập trung công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của chính phủ có liên quan đến quyền và lợi ích của nông dân như việc hướng dẫn nông dân tiếp cận với gói kích cầu của Chính phủ, trong tổ chức sản xuất cần hướng dẫn nông dân áp dụng những tiến bộ khao học kỹ thuật nhằm giảm chi phí đầu vào để cho ra sản phẩm có giá canh tranh và chất lượng cao.
Bà Đỗ Thị Hiêp - Chủ tịch Hội nông dân Quận phát biểu chốt lại một số chỉ tiêu cụ thể và định hướng cho Kế hoạch hoạt động 6 tháng cuối năm của Hội nông dân Quận để Hội nghị biểu quyết và ghi nhận những ý kiến đóng góp với quyết tâm cao là sẽ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác Hội và Phong trào nông dân trong năm 2010.

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010

World Cup winner Paul the octopus given trophy - BBC News

MỜI BẠN CLICK VÀO ĐỂ XEM NHÀ TIÊN TRI BẠCH TUOT PAUL NHẬN WORLD CUP VANG VÌ ĐÓAN ĐÚNG 100% 7 TRẬN ĐẤU CO ĐỨC THAM GIA VÀ TRẬN CHUNG KẾT tbn-HALAN

Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

ĐẠI HỘI CHI BỘ CƠ QUAN HỘI NÔNG DÂN QUẬN 9 LẦN THỨ V NHIỆM KỲ 2010 - 2015


Chiều ngày 05/06/2010, tại Hội trường Ban Dân vận Quận ủy, Chi bộ Hội Nông dân quận 9 đã tổ chức Đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 2010 - 2015. Đến dự, có đồng chí Huỳnh Công Năm - Trưởng Ban Dân vận Quận ủy và khách mời.
Nhìn chung, trong nhiệm kỳ nhân sự có nhiều thay đổi, nhưng công tác lãnh đạo của Ban Thường vụ đảm bảo được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tập thể chi bộ đã tập trung lãnh đạo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản và vượt so với yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Tích cực vận động nông dân chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, đặc biệt là chủ trương quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn quận, xây dựng chương trình phát động hội viên nông dân “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị và các phong trào do Hội phát động; hướng về cơ sở tập trung lãnh đạo thực hiện chương trình hành động của Quận ủy về chuyển đổi cây trồng vật nuôi và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 26-TW về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống hội viên nông dân, giúp nông dân vượt nghèo, nhân rộng các mô hình, gương điển hình tiên tiến trong nông dân, tạo được phong trào thi đua sôi nổi trong tổ chức Hội, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ Quận.
Đồng thời Chi bộ đã bám sát vào sự lãnh đạo của Quận ủy và Nghị quyết Đại hội chi bộ, tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo tinh thần Chỉ thị số 10 và Hướng dẫn 05 của Ban tổ chức Trung ương; đổi mới phương thức lãnh đạo chi bộ, nội dung và chất lượng sinh hoạt được nâng lên, vai trò trách nhiệm của từng đảng viên, công nhân viên được phát huy rõ nét, dân chủ được mở rộng, tinh thần “Đoàn kết xây dựng nội bộ” đấu tranh “Tự phê bình và phê bình” được phát huy, có ý thức tham gia “ Xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”. Công tác kiểm tra giám sát của tổ chức Đảng và đảng viên được thực hiện tốt, đề ra chương trình kiểm tra hang năm, tăng cường công tác kiểm tra giám sát tại chi bộ, góp phần giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, được cấp trên công nhận chi bộ đạt “Trong sạch vững mạnh” 5 năm liền.
Trong nhiệm kỳ qua, chi bộ Hội Nông dân đã vượt các chỉ tiêu cơ bản như phát triển hội viên nòng cốt đạt 130%, vận động tập hợp hội viên đạt 85%, giới thiệu hội viên ưu tú sang Đảng 73 hội viên, được Cấp ủy bồi dưỡng kết nạp vào đảng 25 đồng chí, 2.274 lượt hộ đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất – Kinh doanh giỏi” các cấp và được Chủ tịch nước tặng thưởng “Huân chương lao động hạng Ba”
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chi bộ Hội Nông dân quận cũng nghiêm túc nhìn nhận những mặt còn hạn chế, công tác tuyên truyền vận động hội viên nông dân có tập trung thực hiện, tuy nhiên khả năng tuyên truyền còn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu, chưa đủ sức thuyết phục nông dân, nhất là một bộ phận nông dân có đất trong các dự án bi thu hồi. Hoạt động Hội còn mang tính chất, chất lượng hoạt động tại một số chi tổ Hội chưa thiết thực, nên chưa thu hút được đông đảo hội viên nông dân tham gia, chưa có những giải pháp cụ thể để phối hợp thực hiện chương trình liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tình hình mới, công tác vận động hội viên nông dân thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên địa bàn quận còn chậm so với yêu cầu nhiện vụ đề ra. Công tác phát triển đảng viên mới trong nhiệm kỳ chưa đạt, nắm tình hình dư luận, diễn biến tư tưởng trong nông dân còn chậm, xây dựng lực lượng nòng cốt chính trị còn hạn chế và vận động hội viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa đề ra được những giải pháp cụ thể “làm theo” trong hội viên nông dân.
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Huỳnh Công Năm, trưởng Ban Dân vận quận nhiệt liệt biểu dương và ghi nhận những thành quả mà chi bộ Hội Nông dân quận đã đạt được, đồng thời đề nghị chi bộ trong nhiệm kỳ mới cần tập trung thực hiện tốt chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng gắn với thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để huy động sức mạnh tổng hợp tổng hợp của mọi tầng lớp nông dân thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội đề ra.
Với sự nhất trí cao, đảm bảo quy trình, nguyên tắc bầu cử, Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Thị Tâm giữ chức vụ Bí thư chi bộ lần thứ V nhiệm kỳ 2010 – 2015; bầu một đại biểu chính thức và một đại biểu dự khuyết tham dự Đại hội đại biểu Đảng bộ quận.

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010

TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC VÀ CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG GIAI ĐỌAN 2005 - 2010


Sáng ngày 27/5/2010, tại Hội trường Ban Dân vận Quận ủy, Hội Nông dân quận 9 đã tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước 5 năm (2005 – 2010). Đến dự hội nghị có đồng chí Trần Trường Sơn, Chánh văn phòng Hội Nông dân Tp. Hồ Chí Minh; đồng chí Hùynh Thị Kim Oanh, Phó Ban Dân vân quận uỷ, đại diện lãnh đạo các ban ngành và gần 100 đại biểu là những nông dân điển hình tiên tiến trên địa bàn Quận.
Báo cáo kết quả thực hiện phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2005 – 2010, đã nêu rõ những mặt làm được, chưa làm được và bài học kinh nghiệm trong công tác. Nhìn chung, phong trào thi đua yêu nước và phong trào của Hội Nông dân quận trong 5 năm qua đạt được những kết quả thiết thực, được các cấp uỷ Đảng quan tâm chỉ đạo sâu sát, được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền và đặc biệt là sự kịp thời chỉ đạo và hướng dẫn các phong trào của các tổ chức Hội cấp trên. Qua đó, nhận thức và hành động của hội viên được nâng lên rõ rệt, nhất là tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy với công việc được giao. Do đó, nhiều mô hình, gương điển hình nông dân tiêu biểu được tuyên dương, nhân rộng. Từng bước phát huy được tác dụng là tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo.
Về phong trào “Nông dân sản xuất – Kinh giỏi, đoàn kết giúp nhau vượt nghèo và làm giàu chính đáng”. Trong 5 năm qua, Hội đã hỗ trợ cho 315 lượt nông dân với số tiền là 938,5 triệu đồng từ nguồn vốn quỹ HTND; 3,12 tỷ đồng cho 224 hộ nghèo phát triển sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn ủy thác; cho 22 hộ nghèo mượn vốn không lãi với số tiền 265 triệu đồng; 36,314 tỷ đồng cho 5.221 lượt hộ nghèo vay nguồn vốn Ngân hàng chính xã hội quận. Hội đã phối hợp các ban, ngành chức năng tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT cho 711 hộ hội viên. Thành lập các tổ hợp tác sản xuất và tổ ngành nghề chuyên trồng mai, lan, câu cá giải trí, nuôi heo, tổ dịch vụ nông nghiệp... Kết quả hiện nay Quận có 474 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi đã nổi lên một số gương điển hình như hộ ông nguyễn Văn Tư (P.Phú Hữu) làm dịch vụ và chăm sóc mai kiểng kết hợp nuôi tôm càng xanh, thu nhập hàng năm trên 150 triệu đồng và giúp được 06 nông dân chuyển sang trồng mai đạt hiệu quả; hộ ông Bùi Văn Phép (P.Long Bình) nuôi các loại cá cảnh và kết hợp nuôi heo, thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng; hộ ông Nguyễn Văn Ký (P.Long Thạnh Mỹ) với mô hình vườn du lịch sinh thái và kinh doanh heo rừng lai, mức thu nhập bình quân trên 200 triệu đồng; hộ ông Trần Công Danh (P. Trường Thạnh) đã chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây ăn trái với mức thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm. Hoặc giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng, như hộ Lê Thế Nghiệp (P.Tăng Nhơn Phú B) đã vượt qua khó khăn vươn lên thóat nghèo trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giúp kỹ thuật, cây giống, kinh nghiệm cho nhiều hộ khác cùng vượt nghèo.
Về phong trào “Nông dân tham gia xây dựng gia đình văn hóa, phường văn hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn”. Tích cực vận động hội viên thực hiện tốt cuộn vận động xây dựng nông thôn mới theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và nhiều công trình nông dân tự đóng góp, kết quả được 330 công trình xây mới, duy tu, bảo dưỡng được 20.728 mét đường nông thôn trị giá 11.910.180.000 đồng, ủng hộ 3.322 công lao động, đóng góp ủng hộ xây dựng nhà bia truyền thống nông dân và các hoạt động đột xuất do Thành Hội phát động.
Về phong trào “Nông dân tham gia bảo đảm Quốc phòng an ninh”. Hội đã tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật nhất là các luật liên quan đến nông dân để từng bước nâng cao ý thức cho hội viên nông dân thực hiện “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Vận động nông dân tham gia phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự, an tòan xã hội, phối hợp thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm, nhận cảm hóa 51 đối tượng hồi gia.
Về phong trào vận động hội viên nông dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có tác dụng thiết thực, tạo được sự chuyển biến về tư tưởng và hành động, sự đồng tình hưởng ứng tích cực trong cán bộ hội viên nông dân, thực hiện các công trình có ý nghĩa thiết thực như công trình “Dân vận khéo”.
Cũng tại hội nghị này Hội Nông dân quận đã trao tặng giấy khen cho 6 tập thể và và 16 cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc.
Dịp này, Hội Nông dân quận 9 đã phát động phong trào thi đua giai đoạn 2010-2015 với nhiều nội dung “Hội nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, thi đua xây dựng nông thôn mới và tham gia đảm bảo quốc phòng-an ninh”. Mục tiêu của đợt thi đua là nhằm tiếp tục phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt của tổ chức Hội Nông dân trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch. Các chỉ tiêu đề ra như: hơn 60% cơ sở Hội đạt tiêu chuẩn Hội vững mạnh, 100% chi hội có quỹ Hội, 100% cơ sở Hội tổ chức cho hội viên đăng ký nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; và tập trung chú trọng phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; đoàn kết giúp nhau vượt nghèo và làm giàu”, hướng dẫn nông dân sản xuất giỏi giúp hộ hội viên thóat nghèo theo tiêu chí mới của thành phố. Phấn đấu 60% hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, giúp 150 hộ hội viên thoát nghèo.

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2010

NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ XU THẾ PHÁT TRIỂN TẤT YẾU THỜI KỲ ĐÔ THỊ HÓA


Do nhu cầu phát triển đô thị, quỹ đất nông nghiệp ở quận 9 ngày càng thu hẹp. Hiện nay, quận 9 là một trong những địa bàn trọng điểm được thành phố tập trung đầu tư nhiều dự ánlớn. Đây vừa là cơ hội, vừa là một thử thách rất lớn. Xuất phát từ việc đô thị hóa, cơ cấu kinh tế trên lĩnh vực nông nghiệp của quận những năm qua đã có nhiều thay đổi theo hướng chuyển từ nền nông nghiệp đô thị, trong đó khuyến khích việc đầu tư phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn sao cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của quận.
Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận, những năm qua, các cấp hội Hội Nông dân quận 9 thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ định kỳ với nông dân nhằm giới thiệu những loại cây trồng, vật nuôi được quận khuyến khích phát triển ở từng khu vực và hỗ trợ tư vấn cho các hộ có nhu cầu mở rộng kinh doanh, sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, quận cũng đẩy mạnh công tác hỗ trợ vốn để nông dân đầu tư phát triển những loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, khuyến khích, mời gọi các nhà khoa học, nghệ nhân, doanh nghiệp đến địa bàn quận đầu tư, hợp tác với nông dân thông qua các hợp đồng bao tiêu nông sản, chuyển giao kỹ thuật, làm vệ tinh sản xuất…
Là năm thứ ba quận thực hiện chương trình hành động 03-CTr/QU của Quận ủy về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn. kết quả bước đầu của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là các mô hình chuyển đổi sang sản xuất cây kiểng, cá cảnh không cần diện tích sản xuất lớn nhưng mang lại thu nhập khá cao. Điển hình hộ ông Trương Minh Mẫn (Tăng Nhơn Phú A) và hộ Nguyễn Văn Hùng (Phước Long A) nuôi cá kiểng thu nhập hơn 50 triệu đồng/năm. Hộ Nguyễn Văn Tư (Phú Hữu) và Lê Hòang Minh Phụng (Phú Hữu) trồng mai ghép thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Hộ Đặng Minh Thuận (Long Trường) trồng lan thu nhập 100 triệu đồng/năm, Nguyễn Phước Lợi (Long Thạnh Mỹ) và Nguyễn Phúc Ánh (Tăng Nhơn Phú B) trồng lan thu nhập hơn 50 triệu đồng/năm.
Thu nhập của nông dân tăng hơn so cùng kỳ các năm trước đó do việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả; số hộ nông dân sản xuất giỏi đặc biệt là số hộ có thu nhập cao từ 40 triệu đồng/hộ/năm trở lên tiếp tục gia tăng. Công tác phục vụ chủ trương chuyển đổi như: khuyến nông, cho vay vốn có hỗ trợ lãi xuất theo Quyết định 105 đều tăng…cũng là những nhân tố quan trọng góp phần hỗ trợ chương trình chuyển đổi đạ hiệu quả.
Song song với công tác tuyên truyền, vận động, Ban Chấp hành Hội Nông dân quận còn định hướng cho nông dân thu hẹp dần diện tích đất trồng các loại nông sản có hiệu quả kinh tế thấp chuyển sang việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của quận và các vùng lận cận. Trong số các mô hình sản xuất nông nghiệp đang được quận phát triển hiện nay là mô hình sản xuất hoa lan - cây kiểng và một số mô hình sản xuất nông nghiệp khác phù hợp với điều kiện phát triển đô thị. Phát huy truyền thống cần cù, vượt khó của cha ông, người nông dân quận 9 hiện nay không chỉ cần cù lao động, mà còn là những người ham học hỏi, năng động, sáng tạo, chịu khó tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật, mạnh dạn áp dụng những thành tựu ấy vào quá trình chăn nuôi, trồng trọt. Đó chính là bí quyết dẫn đến sự thành công trong sản xuất kinh doanh theo hướng đô thị của nhiều hộ nông dân tại quận hiện nay.
Nông nghiệp đô thị ngày càng trở thành xu thế phát triển tất yếu khi đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Nông nghiệp đô thị vì thế cũng không còn họat động nghiệp dư với quy mô nhỏ mà phải trở thành một ngành kinh tế đóng góp đáng kể vào kinh tế đô thị. Có thể nói, cùng với xu hướng phát triển chung của thành phố Hồ Chí Minh, ngành nông nghiệp quận 9 đã và đang có bước chuyển mình nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập trong giai đoạn hiện nay. Cùng với chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đầu tư phát triển nông thôn theo hướng đô thị, đời sống người nông dân quận 9 đã ngày càng được cải thiện. Điều này cho thấy việc phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng đô thị là một lựa chọn hợp lý và xu thế tất yếu trong tiến trình đô thị hóa.

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2010

tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HND (khoá III) về công tác tổ chức cơ sở Hội vững mạnh; 5 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/HND (khoá IV



Sáng ngày 11/4/2010, tại hội trường Ban Dân Vận Quận 9, Hội Nông dân quận đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HND (khoá III) về công tác tổ chức cơ sở Hội vững mạnh; 5 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/HND (khoá IV) về nâng cao chất lượng tổ chức Hội các cấp của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đồng thời triển khai nhiệm vụ công tác tổ chức Hội năm 2010 – 2015. Đến dự hội nghị có đồng chí Phạm Thị Lang - Trưởng ban Tổ chức - Kiểm tra Hội nông dân thành phố; đồng chí Huỳnh Công Năm – Ủy viên Thường vụ - Trưởng Ban Dân Vận Quận ủy 9 và trên 100 cán bộ, hội viên nông dân đến dự.
Thực hiện Nghị quyết số 05 và nghị quyết 04, việc củng cố xây dựng tổ chức cơ sở Hội được triển khai với các nội dung như: nâng cao chất lượng hội viên và phát triển hội viên mới; xây dựng phường, chi, tổ Hội vững mạnh, tổ chức và sinh hoạt các chi hội tổ Hội, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở và xây dựng tài chính Hội. Đến năm 2009 chỉ còn 11 cơ sở Hội (02 phường đô thị) với 71 chi hội (17 chi hội ngành nghề), 226 tổ hội (21 tổ hội ngành nghề), trong đó có các CLB như CLB khuyến nông - VAC, CLB Dân số và Phát triển bền vững, CLB Đờn ca tài tử; các tổ hợp tác và hợp tác xã như tổ hợp tác nuôi heo rừng lai, nuôi bò sữa, trồng mai ghép, trồng hoa lan cây cảnh, trồng rau mầm, câu cá giải trí, HTX nuôi cá bè… Đây là những mô hình tập hợp có hiệu quả, nội dung sinh hoạt phong phú nên đã thu hút được nhiều hội viên, nông dân tham gia, đã tạo cho nông dân tương trợ nhau về vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ vượt nghèo và làm giàu chính đáng.
Ban Chấp hành Hội Nông dân quận có 21 đồng chí gồm có 4 chuyên trách Quận Hội, 17 đồng chí thuộc cơ cấu khác gồm: các ngành liên quan có 4 đồng chí, 2 nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, 1 đại diện HTX và 10 Chủ tịch Hội Nông dân các phường; Ban Thường vụ có 7 đồng chí gồm 4 chuyên trách, 1 đại diện phường, 1 đại diện Trạm Khuyến nông và 1 đại diện ngành (Phó phòng kinh tế); chuyên trách Quận Hội có 5 đồng chí. Với 4.443 hội viên, trong đó có 1.742 hội viên nữ, 237 là đảng viên, dân tộc tất cả đều là người Kinh, tôn giáo 243 người, 100% hộ nông nghiệp có hội viên. Cùng với việc xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức, các cấp Hội từ quận đến phường luôn coi trọng công tác kiện toàn đội ngũ cán bộ, từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở và sâu sát cơ sở, lấy lợi ích làm động lực để tập hợp nông dân, phát triển hội viên, xây dựng cơ sở Hội vững mạnh. Các cấp Hội đã đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ, nhất là về vốn, kỹ thuật, kiến thức tổ chức sản xuất…Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, công tác tuyên truyền giáo dục trong hội viên nông dân vẫn chưa đi vào chiều sâu, nhiều loại hình chưa phong phú, chưa chú ý kỹ năng hiệu quả; công tác tập hợp phát triển hội viên chưa đa dạng mở rộng đối tượng cho phù hợp với tiền trình đô thị hoá…
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 05 và Nghị quyết 04, Hôị Nông dân quận tiếp tục từng bước tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện và sâu sắc nhận thức toàn thể cán bộ, hội viên nông dân về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Hội Nông dân trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp; đổi mới công tác xây dựng Hội cho phù hợp và nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền, tăng cường công tác tuyên truyền miệng, trực tiếp với hội viên nông dân, phối hợp các ngành phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nông dân, vận dụng nhiều hình thức tuyên truyền như hội thảo, giao lưu, hội thi, hội thao… tiếp tục triển khai cho nông dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thường xuyên củng cố, đổi mới nội dung sinh hoạt các chi tổ hợp; mở rộng đối tượng tham gia tổ chức Hội từ các ngành nghề và dịch vụ liên quan lĩnh vực nông nghiệp; nâng cao chất lượng điều hành và sinh hoạt của cán bộ cơ sở và chi tổ hội; quan tâm đến quyền, lợi ích chính đáng của nông dân. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng kỹ năng công tác cho cán bộ Hội các cấp; thực hiện công tác quản lý hội viên, phát triển hội viên đảm bảo chất lượng, tích cực giới thiệu hội viên ưu tú sang Đảng và nâng cao hoạt động kiểm tra của Hội. Vận động và tạo điều kiện để nông dân tham gia các phong trào “Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi”, để tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn cho nông dân chuyển đổi ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hướng đến sản xuất nông nghiệp đô thị. Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với tổ chức Hội và hội viên nông dân, phát huy dân chủ cơ sở, mạnh dạn đấu tranh với những tiêu cực xã, bảo vệ đường lối đổi mới của Đảng.
Song song với việc thực hiện hai Nghị quyết, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 26 - NQ/TW, chương trình hành động của Thành Ủy và Quận ủy về thực hiện nông nghiệp, nông thôn. Từ đó từng bước hình thành các mô hình sản xuất kinh tế vườn trong nông dân, vừa mang tính sản xuất hộ gia đình, vừa đảm bảo cảnh quan sinh thái, tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ được ngành nghề truyền thống đồng thời phù hợp với quá trình phát triển đô thị hoá của quận.
Với những thành tích, kết quả đạt được trong những năm qua, năm 2009 Hội Nông dân quận 9 vinh dự được chính phủ công nhận và tặng thưởng “Huân chương Lao động hạng III”. Nhân dịp Hội Nông dân quận đã trao tặng giấy khen cho 20 tập thể và 24 cá nhân đạt thành tích tốt 10 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HND (khoá III) về công tác tổ chức cơ sở Hội vững mạnh; 5 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/HND (khoá IV).
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Huỳnh Công Năm – Ủy viên Thường vụ - Trưởng Ban Dân Vận Quận ủy 9 ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác xây dựng Hội trong thời gian qua; trong tiến trình đô thị hoá các ngành các cấp chính quyền địa phương cần khảo sát và nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người nông dân, qua đó có được những hỗ trợ cần thiết để người nông dân yên tâm sản xuất và có thể phát triển kinh tế trên chính mảnh đất của mình; Đồng thời cũng tạo tiền đề cho năm đầu thực hiện kế hoạch của Uỷ ban nhân dân quận thực hiện chương trình hành động 24-CTr/QU về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đạt kết quả tốt và có kế hoạch tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện nhằm bổ sung Nghị quyết chuyên đề sắp tới của Đảng bộ quận. Ngoài ra, Hội Nông dân quận có trách nhiệm triển khai chủ đề năm 2010 của Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến các chi tổ Hội và tổ chức cho các chi tổ Hội tham gia đóng góp văn kiện của đại hội Đảng bộ sắp tới.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2010

Lộc Xuân - Minh Tuấn A# - Nữ Kim | Nghe - tải - xem lyrics | Zing Mp3

Lộc Xuân - Minh Tuấn A# - Nữ Kim | Nghe - tải - xem lyrics | Zing Mp3

ĐẨY MẠNH PHÒNG TRÀO NÔNG DÂN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Trong năm qua, phong trào thi đua yêu nước của nông dân Quận 9 được triển khai rộng khắp 11/13 phường góp phần đáng kể vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Trong đó đặc biệt nhất là bà con nông dân các phường đã áp dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi trên mảnh đất của mình, từ đó góp phần làm chuyển biến vùng nông thôn đô thị.
Có thể nói do tiến trình đô thị hóa, theo thời gian, đất nông nghiệp trên địa bàn Quận 9 ngày càng bị thu hẹp. Thế nhưng dưới sự lãnh đạo thường xuyên của cấp ủy Đảng, sự hỗ trợ tích cực của chính quyền các cấp và sự quyết tâm, phấn đấu không ngừng của tổ chức hội đã góp phần làm cho nông dân Quận 9 đạt nhiều thành tựu trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận 9 nói riêng và thành phố nói chung.
Bà Đỗ Thị Hiệp, Chủ tịch Hội Nông dân Quận 9 cho rằng, một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của hội là tiếp tục đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động nhằm đưa hội trở thành nòng cốt trong phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới...
- Thưa Bà, trong năm qua, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi tiếp tục đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi, Bà có thể cho biết cụ thể hơn về hoạt động của phong trào này?
- Nhìn chung năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh của Hội viên nông dân, Phong trào SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng, kết hợp chuyển đổi cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao trong hội viên nông dân được phát triển rất mạnh mẽ và được đông đảo nông dân trong Quận tích cực hưởng ứng. Phong trào đã thực sự trở thành nội dung hoạt động thiết thực đối với hội viên nông dân, giải quyết nhiều lao động nông thôn và giúp hộ nghèo vươn lên khá giàu góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của quận, đây là nguyên nhân chính thu hút nông dân vào Hội và thúc đẩy phong trào tiếp tục phát triển. Qua tổng kết, năm 2009 có 474 hộ đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi” các cấp có mức thu nhập từ 10 triệu đồng đến trên 50 triệu đồng/lao động nông nghiệp/năm.
Để phong trào thi đua thực hiện có hiệu quả, hội nông dân quận 9 đã tranh thủ phối hợp cùng các cấp Hội hỗ trợ từng bước đổi mới phương thức hoạt động thu hút đông đảo nông dân tham gia, thông qua các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng các kiến thức quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật cho hội viên. Trong năm, Hội Nông dân quận đã phối hợp tổ chức tập huấn và tuyên truyền vận động được 147 cuộn có trên 11.154 lượt hội viên nông dân tập huấn về các kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và cách sử dụng các loại thuốc nông dược. Ngoài ra, Hội đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động với các Sở ngành chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tìm dịch vụ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Hội đã xây dựng nhiều dự án mô hình trình diễn trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trong đó, nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình trồng hoa lan, cây kiểng, nuôi heo theo kỷ thuật công nghiệp, nuôi heo rừng lai, mô hình trồng rau mầm, nuôi cá rô đồng, nuôi kỳ nhông và đặc biệt là trong năm 2009 xuất hiên 2 điểm trồng nấm linh chi tại 2 phường Long Thạnh Mỹ và Long Phước, các dự án nầy không những giúp nông dân đổi mới cách làm, nâng cao hiệu quả đồng vốn mà còn tạo điều kiện cho nhiều hộ nghèo có thu nhập ổn định. Ngoài ra, Hội còn tìm nơi cung ứng thị trường cho nông dân.
Bên cạnh đó, để tạo nguồn vốn vay giúp nông dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình. Hội Nông dân quận 9 đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân trợ vốn và quản lý các nguồn vốn theo dự án, ký hợp đồng ủy thác…. Đến nay, tổng nguồn vốn do Hội tham mưu và quản lý là nguồn dự án 71(DA 120) giúp cho các hộ vay với số tiền 3,513 tỷ đồng nâng tổng cho vay giải quyết việc làm đến nay là 4,664 tỷ đồng; Vốn uỷ thác cho vay hộ nghèo (liên tịch 235) đã củng cố được 62 tổ, giúp được cho hộ nghèo vay với số tiền 7,959 tỷ đồng nâng tổng cho vay hộ nghèo đến nay là 14,123 tỷ đồng. Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân vận động ủng hộ được 74,920 triệu đồng, nâng tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân vận động ủng hộ được 391,624 triệu đồng, đã giải quyết hỗ trợ cho 64 hội viên nông dân với số vốn là 318 triệu đồng, vốn không lãi là 265 triệu đồng cho 22 hộ hội viên nghèo vay, cho 36 lượt hộ vay để thực hiện đề án cây kiểng, cá cảnh của quận, với số vốn nầy đã giải quyết cho hàng ngàn lượt hội viên nông dân vay. Ngoài ra việc đào tạo nghề cho nông dân được Đảng ủy xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, đồng thời nhằm phát triển nguồn nhân lực phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Trong những năm qua, Hội liên kết với các ban ngành có liên quan còn tổ chức đào tạo nghề cho con em hội viên nông dân tham gia lao động tại các công ty, xí nghiệp may công nghiệp, gia công… trên địa bàn quận.
- Thưa Bà, phong trào nông dân xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua được cho là rất hiệu quả. Vậy phong trào này đã được triển khai và thực hiện như thế nào?
- Nhìn chung phong trào nông dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phong trào phát triển văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ phong trào này đã tác động rất lớn đến sự thay đổi bộ mặt nông thôn. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân ngày càng được nâng cao, số hộ khá giàu ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2009 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt gần 15 triệu đồng/người/năm.
Hội đã tích cực vận động hội viên, nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, các cấp hội trong Quận đã vận động nông dân đóng góp trên 4,754 tỷ đồng và gần 14.000 ngày công lao động để sửa chữa và nâng cấp trên 7.047 m đường giao thông nông thôn có chiều rộng từ 3,5 đến 5 mét và làm mới các cây cầu,.. góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được cán bộ, hội viên, nông dân tích cực hưởng ứng. 100% hộ nông dân đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, kết quả có 920 hộ đạt gia đình văn hoá. Các phong trào thực hiện kế hoạch hóa gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội; các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được đông đảo nông dân tích cực tham gia, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và sức khỏe của nông dân. Phối hợp cùng với UB.MTTQ và các đoàn thể vận động xây dựng KP văn hoá, xây dựng mới 2 tủ sách tại các Chi hội KP (đến nay có 12 tủ sách), củng cố các tủ sách đã có của các chi hội hoạt động có hiệu quả.
- Thưa Bà, quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đưa nông dân đến những thuận lợi to lớn và cả những thách thức không nhỏ, vậy trong năm tới Hội Nông dân sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm nào để có thể vượt qua thử thách đồng thời khai thác tốt những cơ hội?
- Trước hết phải tạo điều kiện để cán bộ, hội viên, nông dân tiếp tục tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tuyên truyền giáo dục cán bộ, hội viên, nông dân nắm vững và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nâng cao trình độ nhận thức, kiến thức khoa học kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hàng hóa và hội nhập kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các phong trào nông dân SXKD giỏi; xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng. Ngoài ra các cấp hội sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp hỗ trợ nông dân tham gia sản xuất, nâng cao đời sống trong nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng. Các cấp hội sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Quận.
- Xin cảm ơn Bà.

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2010

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG HỘI NĂM 2009


Sáng ngày 21/01/2010, tại hội trường Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, Hội Nông dân quận đã tổ chức tổng kết hoạt động Hội và phòng trào Hội Nông Việt Nam năm 2009.

Đến dự lễ có đồng chí Trần Văn Hưng, Ủy viên thường vụ – Phó ban thường trực điều hành quỹ hỗ trợ nông dân; đại diện lãnh đạo các ban Thành Hội; đại diện lãnh đạo ban ngành của Quận.
Năm qua, Hội nông dân quận 9 đã phát triển thêm được 623 hội viên, nâng tổng số hội viên tồan quận lên 4.443 người, tham gia sinh hoạt tại 11 cơ sở Hội, 71 chi hội và 223 tổ hội.
Bà Đỗ Thị Hiệp - Chủ tịch Hội Nông dân quận, cho biết, năm qua, các cấp hội nông dân từ quận đến cơ sở đã nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu thi đua ngay từ đầu năm, qua đó đã tạo được sự chuyển biến rõ nét trên các lĩnh vực công tác Hội. Trong đó, phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi là một trong những hoạt động nổi bật được Hội nông dân các phường quan tâm thực hiện tốt. Trong năm 2009, toàn quận có 474 hộ nông dân đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” cấp quận. Nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao với quy mô lớn như mô hình nuôi heo theo kỹ thuật công nghiêp, nuôi heo rừng lai, cá rô đồng, kỳ nhông, kỳ tôm, thằn lằn, mô hình vườn sinh thái, mô hình trồng hoa lan, rau mầm, sản xuất kinh doanh cây kiểng… đã góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn quận.
Cùng với phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, Hội còn đặc biệt quan tâm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đẩy mạnh cuộn vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong lực hội viên; phát động hội viên tích cực hưởng ứng các hoạt động hội thao, hội thi cấp quận và thành phố tổ chức, qua đó đã đạt nhiều thành tích cao như giải nhất cuộc thi “Công dân với pháp luật”, giải nhất cuộc thi “Tuyên truyền phòng chống ma tuý”, huy chương vàng “Bóng đá mini”…;Các hoạt động tương thân tương ái ngày càng được phát triển . Trong năm, Hội đã giúp 234 hội viên chuẩn nghèo (đạt 239% so với chỉ tiêu kế hoạch); phối hợp với các ngành tạo nguồn vốn giúp nông dân vay đầu tư cho sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, phát vay nguồn quỹ hỗ trợ nông dân quận và phường đựoc 381 triệu đồng, vốn uỷ thác của Thành hội là 3,2 tỷ đồng, hỗ trợ lãi suất của Thành hội cho 23 hội viên với số tiền 265 triệu đồng.
Với thành tích, kết quả hoạt động năm 2009, Hội nông dân quận đươcj chính phủ công nhận và tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III, Trung ương Hội tặng bằng khen cho 3 tập thể và 3 cá nhân. Nhân dịp này, UBND quận đã tặng cho 11 tập thể, 11 chi tập thể, 11 tổ hội nông dân và 39 cá nhân đạt thành tích trong công tác Hội và phong trào nông dân.